Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Tâm Thức Thăng Hoa Và Xu Hướng Thuần Chay Tăng Lên Của Thế Giới, Phần 7/12

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Nguy hiểm nhất là lúc phẫu thuật; chứ không phải là lúc tôi phát bệnh hoặc trước và sau khi bị bệnh. Đó là thời điểm nguy hiểm nhất vì tôi có thể chết trong trường hợp đó; bất cứ gì cũng có thể xảy ra. Đó là một quá trình rất nguy hiểm, sau đó họ mới cho tôi biết. […] Nhưng tôi biết điều đó. Nên trước khi phẫu thuật, tôi rất, rất sợ, bởi vì có thể tôi sẽ không bao giờ tỉnh dậy nữa – bỏ dở công việc của mình – hoặc điều gì đó có thể xảy ra. Thế nên điều đầu tiên bác sĩ hỏi tôi là: “Bà có thấy tôi không?” Tôi nói: Có. “Bà có nghe tôi nói không?” Có. “Bà có thể nói được không?” “Có”.

Tôi biết hôm nay không có nhiều người bởi vì là ngày đầu tiên. Nhưng tôi đến vì một số người đã đến đây trước rồi, và bởi vì có thông báo nên họ ở lại. Nếu hôm nay tôi không đến thì có thể đến ngày mai. Những ai mới đến hôm nay có lẽ sẽ ở thêm vài ngày nữa. Nhưng những người đã ở đây lâu rồi, có lẽ họ không ở lại được bao lâu nữa, nên tôi đến. Có bao nhiêu người đã ở lại lâu trước hôm nay? Tuần trước? Một số? Không? Về hết rồi à? Một. Chỉ một người thôi? Tôi tưởng phải có đến 20 hay 30 người chứ. Về hết rồi à? Thôi không sao. Lần sau. Kiếp sau. Sao cũng được.

Cho nên ngày nay chúng ta lẽ ra phải có dân chủ, tự do tín ngưỡng và mọi thứ. Tôi không biết; tôi vẫn trốn chạy như thời Chúa Giê-su, hay thời của Đức Tiên Tri Muhammad, Bình An Ở Cùng Ngài. Quý vị phải nói câu đó nếu quý vị nhắc đến tên của Đức Tiên Tri trước mặt người Hồi giáo, nếu không họ sẽ nghĩ quý vị không có lòng kính trọng. Điều này không đúng; chỉ là chúng ta không hiểu, thế thôi. Nhưng tôi chỉ hy vọng mọi thứ ngày càng tốt hơn. Có lẽ sẽ tốt hơn. Nếu không thì cũng chẳng sao, tôi sẽ ngày càng chuyên nghiệp hơn trong việc trốn chạy. Đôi khi tôi chạy không kịp, và đó là lý do họ “bắt gặp” tôi – tại nhà hay ở những chỗ khác. Dù biết trước nhưng mình không thể luôn tránh được. Nếu nghiệp quá nặng thì phải trả cái giá đó. Cho nên sẽ tốt hơn nếu không ai biết tên tôi và biết tôi sống ở đâu.

Ngày nay nếu họ biết tên, họ có thể điều tra tất cả mọi người – sống ở đâu và... Đó gọi là theo dõi. Thậm chí họ có thể theo dõi qua điện thoại mà quý vị dùng, điện thoại di động, ngay cả nếu số điện thoại đó là ẩn danh hay do người khác đứng tên, bởi vì những thứ mà tôi nói. Và đôi khi tôi bảo họ: “Đừng nói ‘Sư Phụ’ hay bất cứ tên gì trên điện thoại. Rồi [họ] nói: “Dạ được, được”. Và rồi sau đó, tôi nói như thể tôi là người thứ ba. Tôi nói: “Chị quý vị nói quý vị làm cái này, cái kia. Vậy xin hãy làm đi”. Và rồi: “Dạ, hiểu rồi”. Và rồi: “Xin cảm ơn Sư Phụ!” Vô ích, biết không? Thật sự vô ích. Vô ích bởi vì quý vị quá an toàn. Mỗi cái mụn nhỏ xíu trên mặt, quý vị đều cầu Sư Phụ, rồi nó được giải quyết, nó biến mất. Dù gặp tai nạn, quý vị cũng không bị trầy xước gì cả, không sao hết. Nên quý vị đâu có hiểu cho tôi. Quý vị không hiểu những rắc rối cho tôi và rằng tôi đang gặp nguy hiểm. Quý vị không hiểu rằng tôi cần nhiều sự riêng tư hơn và ẩn danh. Quý vị không có ý là người xấu hay gì cả, chỉ có điều là quý vị quen rồi. Quý vị quá vui mừng khi nói chuyện với tôi và luôn để lộ ra, dù quý vị không muốn.

Ngoài ra, nghiệp của quý vị từ tiền kiếp là những kẻ thù luôn luôn bộc phát ra một cách bất ngờ. Cho dù quý vị không muốn, nhưng hạ ý thức vẫn làm việc và mối liên hệ nghiệp quả vẫn còn đó. Cho nên tôi không bao giờ thắng được. Tôi đành phải tự lo cho mình. Điều này khó, nhưng tôi cố gắng hết sức – chỉ vì quý vị, vì thế giới. Bởi vì có chết cũng chẳng sao, không sớm thì muộn, đúng không? Không phải điều đó, mà… Tôi phải duy trì sự sống trong một thời gian. Đúng không? (Dạ.) Tôi sẽ giữ cho mình sống có lẽ hơn 100... Nhiều hơn 100... (Dạ, xin Sư Phụ.) Hơn 100 tuổi. (Dạ.) Ý tôi là tổng cộng! Không phải 100 năm nữa tính từ bây giờ. Tôi sẽ không còn răng nữa; tôi không biết mình làm gì đây. Thân thể vật chất không luôn luôn có khả năng duy trì trước môi trường, với ô nhiễm và mọi thứ.

Rồi, còn chuyện nào hay nữa không? Ngoài “đẹp” ra, còn gì khác nữa? Cô muốn nói gì không? (Thưa Sư Phụ, bây giờ trên mạng có rất nhiều thông tin về việc Địa Cầu thăng hoa vào tháng 12 năm 2012.) Sao? (Địa Cầu sẽ lên đẳng cấp tâm thức cao hơn. Có một phong trào lớn của những người đang đưa thông tin lên mạng, và mọi người đang) Nói tôi nghe. (rất hào hứng. Có vẻ như đó là một điều rất khẳng định.) Dĩ nhiên rồi. (Đẳng cấp tâm thức của con người sẽ đột nhiên nâng cao rất nhanh,) Vậy hả? (đến nỗi Địa Cầu sẽ…) Ngoại trừ các thị giả của tôi, phải. Mọi người dường như đều rất tốt – tài xế taxi, người bán táo – mọi người dường như ngày càng lên cao hơn. Sao thị giả của tôi lại bị kẹt nhỉ? Bất cứ ai gần tôi – đều bị kẹt ở đó. Bất kể tôi gột rửa (họ) thế nào, dùng đủ loại phương cách để gột rửa, dường như họ vẫn kẹt lại đó, chỉ với tôi.

Ờ. Nói đi, cưng. (Kể từ đầu năm nay, người ta nhìn thấy nhiều đĩa bay (UFO) hơn. Người ta lại ngày càng hào hứng; họ nghĩ...) Tháng 12 năm 2012? (Dạ.) Ngày đó có chuyện gì? (Họ nói Địa Cầu…) Rằng đó là thời điểm thăng hoa? Phải, tâm thức (Dạ.) chứ không phải Địa Cầu. (Dạ, vâng.) Ý tôi là toàn bộ tâm thức của Địa Cầu. (Dạ phải, toàn bộ tâm thức của Địa Cầu.) Phải, dĩ nhiên, ngày càng tốt hơn. (Dạ, chúng con hy vọng vậy.) Tôi gặp người ăn thuần chay ở khắp nơi. (Dạ.) Tôi đi vào siêu thị mua một chiếc thắt lưng bởi vì có một lần tôi sụt vài cân nên quần tôi cứ tuột hoài. Và tôi không muốn cứ phải mua quần mới. Tôi nhỏ người nên rất khó mua. Rồi tôi mua một chiếc thắt lưng, và yêu cầu thắt lưng thuần chay. Cô bán hàng đưa cho tôi vài chiếc, tôi nói: “Trông giống như da vậy, tôi không muốn loại này; tôi là người thuần chay”. Cô ấy nói: “Tôi cũng vậy! Đây là loại thuần chay; là da giả thôi”. Đó là một trường hợp.

Rồi tôi đến một siêu thị khác mua bánh mì, rồi người bán bánh mì, tôi đã thấy cô ấy cầm thịt người-thân-động vật ở quầy khác, nên tôi nói: “Nếu cô đã cầm thịt người-thân-động vật, thì xin hãy thay bao tay bởi vì tôi là người thuần chay”. Cô ấy nói: “Không, không, bao tay này chỉ dùng cho bánh mì. Con gái tôi cũng ăn thuần chay, bây giờ tôi ăn rất ít thịt người-thân-động vật. Tôi đang thay đổi dần dần”. Tôi nói: “Ờ, dần dần nhưng phải nhanh lên!” Sau đó cô ấy giúp tôi tìm những món đồ thuần chay khác – rất tử tế. Cứ như vậy. Nhiều lần khác, tôi luôn gặp những phi công và tiếp viên hàng không thuần chay. (Dạ.) Hình như phong trào này thật sự đang tiến triển. Đó là lý do tôi nói với quý vị, chúng ta đã cứu được Địa Cầu – thời gian lâu hơn, lâu hơn, thời gian dài, dài, dài. (Thưa Sư Phụ, bao lâu nữa ạ?) Bao nhiêu năm nữa hả? Cho tới bây giờ? 20 năm! (Tốt quá!)

Nếu tôi không thường xuyên bị công kích, hoặc bị làm phiền khiến phải bỏ chạy, thì có lẽ cho đến nay sẽ là 200 năm, (Tốt quá!) theo cách tôi thiền – cách tôi dành tất cả tâm huyết vào đó. Không chỉ thiền, mà còn sự nhiệt tâm, năng lượng, sức chú ý, với tất cả khả năng của mình. Nhưng hãy nói điều đó với thị giả của tôi. Không sao. Không thể trách họ được; chỉ là họ quá vô minh – ngã chấp và vô minh, không được dạy dỗ, lối sống thiếu giáo dục về tâm linh. Có quá nhiều ngã chấp, luôn luôn tranh luận, Trời ơi. Nhưng tôi cần… Tôi không thể liên tục thay đổi… Bởi vì người-thân-chó của tôi đã quen với một người. Nếu cứ thay thị giả hoài, các bạn chó sẽ tiêu tùng. Đồng thời, tôi phải gột rửa họ (nghiệp chướng của thị giả) một thời gian, tới khi họ sẵn sàng. Vấn đề ở chỗ đó nữa. Nghiệp thế gian thậm chí khiến tôi không thể thay họ được.

Cũng giống như nếu nghiệp của quý vị quá tệ thì dù quý vị đi bác sĩ giỏi nhất, họ cũng không thể chữa lành bệnh cho quý vị được. Cho dù quý vị có thuốc tốt cũng vô hiệu. Thế đó. Tôi đã hiểu điều này khi tôi bị bệnh lần rồi. Quá nhiều bác sĩ – nhưng không ai chẩn đoán được tôi bị bệnh gì. Cho tới khi tôi đau, rất đau, đau đến nỗi không thể đi được. Hầu như bị liệt rồi, sau đó tôi phải phẫu thuật. Phải mất hai năm tôi mới trở lại được như bây giờ, tôi mới đi lại được, đi lên đi xuống cầu thang mà không có vấn đề gì, – như bình thường. Trước đó thì rất đau đớn. Dù tôi đã đi nhiều bác sĩ và… Ồ, đó là một câu chuyện khác, quý vị không biết. Có lẽ tôi để dành câu chuyện này cho lần tới. (Sư Phụ kể đi ạ.) Nhưng nếu tôi kể hết với quý vị thì nhóm sau không có gì để nghe. (Thưa Sư Phụ, con sẽ lại nói với Sư Phụ rằng “Ngài rất đẹp”.) Nếu nhóm sau nói với tôi rằng tôi không chỉ đẹp mà còn duyên dáng thì sao? Rồi tôi phải kể cho họ thêm nhiều câu chuyện nữa.

Thôi được rồi, khi tôi bị bệnh, tôi đang ở một quốc gia khác và đã gặp rắc rối rồi, vì cảnh sát kiểm tra, họ cho rằng chúng tôi buôn ma túy hay gì đó mà họ tưởng tượng ra, hoặc ai đó đã báo cáo như vậy với ý định xấu để hại chúng tôi. Thế nên tôi phải chạy trốn rồi; thậm chí không thể ở lại đó. Ngay cả thị giả tôi cũng không có nhiều, chỉ một, hai người thôi. Và nhất là tôi không thể có quá nhiều người Hoa ở quanh – quá lộ liễu, không phải sao? Ở vài nơi không có nhiều người Hoa, nên chúng tôi là những người Hoa duy nhất. Điều đó làm người ta có thể dễ dàng nhận ra. Thế nên khi tôi đi bác sĩ, thậm chí tôi không để họ biết tên. Tôi phải nghĩ ra một cái tên nào đó – ở một số nơi thì được, nhưng một số nơi thì không. Nhưng vì có một nơi chấp nhận thì ít ra tôi có thể dùng tên đó đi đến chỗ khác và nói: “Hãy nhìn xem, được mà”. Và nếu họ hỏi chứng minh thư (ID) thì tôi lại phải đổi bác sĩ.

Nhưng rồi khi phải phẫu thuật, thì tôi phải nằm viện trong nhiều tháng. Ngày nào tim tôi cũng đập thình thịch bởi vì họ sẽ đến hỏi tôi rồi tôi phải nghĩ ra hết chuyện này đến chuyện khác. Rồi họ la mắng, quát tháo tôi, nói với tôi rằng tôi rất tệ và đủ thứ, tại sao tôi không có hộ chiếu, tại sao thế này, tại sao thế kia. Họ cứ la mắng, quát tháo tôi suốt trong khi tôi đang bệnh và bị băng bó khắp người. Tôi hầu như không thể đi được – ngay cả ngồi dậy từ giường cũng cảm thấy vô cùng đau đớn, mà họ lại luôn quát mắng tôi, cùng với tiếng kêu la của các bệnh nhân bên cạnh. Một số người bị bệnh tâm thần. Suốt đêm họ luôn miệng nói: “Khoai tây, khoai tây, khoai tây”. Một số người khác thì khóc: “Mẹ ơi, mẹ ơi, mẹ ơi!”. Bởi vì họ cho rằng tôi bị bệnh tâm thần hay gì đó. Vì tôi không thể đi được nên họ nghĩ có vấn đề gì đó với thần kinh. Cho nên, dĩ nhiên họ đưa tôi vào khu thần kinh này, nhưng khu thần kinh không chỉ luôn là bệnh thần kinh; mà cả điên loạn nữa. Rồi tôi nghe đủ mọi lời nói, cả ngày lẫn đêm – thậm chí nghỉ ngơi cũng không được, mà còn bị thủ tục hành chính gây phiền phức. Mọi người nhìn tôi với ánh mắt kỳ cục. Nhưng các bác sĩ rất tử tế và các y tá đều thông cảm. Chỉ có nhân viên hành chính, họ không thể hiểu tại sao tôi không thể xuất trình (ID) chứng minh thư.

Và rồi bởi vì đôi khi đi ra ngoài, tôi phải cải trang, nhưng khi giải phẫu thì tôi không thể. Nên họ hỏi: “Tại sao lúc mới nhập viện Bà khác, mà bây giờ Bà như thế này?” Rồi họ càng nghi ngờ thêm. Và rồi họ thực sự gây khó dễ cho tôi trong lúc tôi bị bệnh. Tôi đã thực sự bị bệnh rất nặng rồi mà còn phải đối phó với mọi rắc rối này. Thậm chí tôi không thể rời khỏi bệnh viện. Tôi bệnh quá nặng; nếu rời bệnh viện, tôi sẽ chết. Thậm chí khi ở trên xe, nó cũng thật sự làm tôi chết rồi, khi ai đó lái xe đưa tôi đến bệnh viện. Chỉ cần xóc nhẹ một chút như thế này cũng đủ làm tôi chết rồi. Thật quá đau, quá đau đớn. Và nếu tôi trở lại Anh hay nơi nào đó an toàn hơn, tôi sẽ chết trên máy bay – vì đau. Ngay cả thuốc giảm đau cũng vô hiệu, thậm chí tôi không thể dùng thuốc giảm đau nhiều hơn liều lượng mà tôi đã dùng rồi vì nó sẽ làm tê cứng cơ bắp và động mạch, ngoài tất cả những thuốc kháng sinh mà họ đã kê nhầm cho tôi, bởi vì ngay cả họ cũng không biết tôi có vấn đề gì. Và rồi họ tưởng tôi bị ung thư, nhưng không phải. Chỉ khác là rất đau đớn, rất đau đớn.

Rồi sau phẫu thuật thì nó đỡ hơn, nhưng tôi không đi lại được. Sau phẫu thuật, điều đầu tiên bác sĩ hỏi tôi… bởi vì ông ấy phẫu thuật chỗ này, ở bên trong, nên rất nguy hiểm. Nguy hiểm nhất là lúc phẫu thuật; chứ không phải là lúc tôi phát bệnh hoặc trước và sau khi bị bệnh. Đó là thời điểm nguy hiểm nhất vì tôi có thể chết trong trường hợp đó; bất cứ gì cũng có thể xảy ra. Đó là một quá trình rất nguy hiểm, sau đó họ mới cho tôi biết. Cảm ơn họ rất nhiều về điều đó! Họ nói với tôi sau đó, chứ không phải trước đó. Nhưng tôi biết điều đó. Nên trước khi phẫu thuật, tôi rất, rất sợ, bởi vì có thể tôi sẽ không bao giờ tỉnh dậy nữa – bỏ dở công việc của mình – hoặc điều gì đó có thể xảy ra. Thế nên điều đầu tiên bác sĩ hỏi tôi là: “Bà có thấy tôi không?” Tôi nói: Có. “Bà có nghe tôi nói không?” Có. “Bà có thể nói được không?” “Có”. Bởi vì ông ấy lo tôi sẽ mất tiếng. Tôi cũng lo. Nên ông ấy nói: “Thế thì Bà ổn rồi”. Ông ấy nói: “Cảm ơn Trời Phật”. Ông ấy cảm ơn Trời Phật. Tôi thậm chí không cảm ơn được bởi vì tôi đã trải qua cơn đau quá nhiều – ngay cả sau khi giải phẫu.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (7/12)
Xem thêm
Video Mới Nhất
38:04

Tin Đáng Chú Ý

40 Lượt Xem
2024-12-20
40 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android