Người phụ tá nói, “Không được. Đây là chó cưng của chúng tôi. Làm sao mà cho ông được? Ông đi tìm bạn chó khác đi.” “Không! Tôi muốn bạn chó này cơ.” Tôi nói, “Không được, bạn chó này không được.” Tốt. Người đàn ông bỏ đi. Cuối cùng, chúng tôi đến phòng mạch. Bác sĩ thú y cũng muốn chú chó này luôn! Cả cô y tá cũng vậy. Thành ra chúng tôi phải rào giữ họ lại. Hàng rào rất cao. Chúng tôi sợ họ có thể ra ngoài và không bao giờ trở lại.
Người lớn tuổi có thể đến đây ngồi. Những người lớn tuổi từ xa đến, nếu muốn thì có thể lên đây ngồi. Lên từ từ thôi. Lên đây. Lên đây. Rồi. Tốt. Người lớn tuổi nếu muốn thì có thể lên, không thì không sao. Những ai từ xa đến, mất ba, bốn ngày mới đến Đài Loan (Formosa). Ngồi đi. Mang gối thiền theo. Ngồi thế này thì thấy lạnh hơn. Mang gối thiền theo. (Dạ.) Quý vị nói tiếng Anh hả? Vậy được. Nếu cần thì mang đệm thiền theo. Tôi nghĩ bây giờ đủ rồi. Đừng lên nữa.
Quý vị khỏe không? (Dạ rất khỏe.) Khỏe? Cho năng lượng của tôi. Điện thoại cần năng lượng, không phải tôi. Tất cả mấy cái này, đều không hoạt động. Tôi có cái nữa và cái có dây; cũng không hoạt động. Ở đây mọi thứ đều tốt, ngoại trừ điện thoại là không hoạt động. Điện thoại không hoạt động; không biết tại sao. Cái này rắc rối quá. Không có thứ gì có thể được kéo lên dễ dàng sao?
Ở đây mọi thứ đều tốt, phải không? (Dạ.) Thông dịch, có không? Không có tai nghe hả? Thế thì tôi làm sao đây? Tôi không thể nói nhiều ngôn ngữ cùng một lúc. Cổ họng tôi đau rồi. Không phải lỗi quý vị. Chỉ là bị cảm lạnh. Cảm lạnh cũng là do nghiệp. Không, không phải như thế. Quý vị không hiểu gì hết à. Sao quý vị không đeo tai nghe? (Dạ chúng con có mang theo, chỉ là đang tìm thôi ạ.) Lúc nào quý vị cũng nên mang theo tai nghe. (Chúng con vừa mới lấy rồi ạ.) Tôi có thể đến đây bất cứ lúc nào. Tôi không thể báo trước cho quý vị, thông báo trước trên báo chí hoặc trên truyền hình. “Nửa tiếng nữa Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư sẽ đến. Ngài ở gần đây thôi.” Giờ không có người thông dịch. Có ai thông dịch không? Thôi khỏi. Còn quý vị thì sao? Quý vị có tai nghe không? Không hả? (Dạ trong túi kia.) Trong túi kia? Túi kia ở đâu? Chỗ này hả? A, tốt hơn là quý vị nên có tai nghe vì có thể tôi nói tiếng Hoa và có lẽ họ có thông dịch, tôi không biết. Có thể có, có thể không. Xin lỗi, xin lỗi. “Dui Bu Qi” (Xin lỗi.) Quý vị phải nói “Dui Bu Qi.” Nói đi, “Dui Bu Qi.” (“Dui Bu Qi.”) “Dui Bu Qi.” (“Dui Bu Qi.”) Ờ, “Dui Bu Qi.” Nói lại lần nữa. (“Dui Bu Qi.”) Phải. “Dui Bu Qi.” (“Dui Bu Qi.”) Vậy đó, đúng rồi, tốt lắm.
Tối thiểu, tiếng Hoa và tiếng Anh. Ồ, còn tiếng Âu Lạc (Việt Nam) không có thông dịch. Có ai dịch được không? Hãy đến đó đi. Ai dịch được thì mau mau đến đó. “Dui Bu Qi.” Nói “Dui Bu Qi.” (“Dui Bu Qi.”) “Dui Bu Qi.” (“Dui Bu Qi.”) “Dui Bu Qi.” (“Dui Bu Qi.”) Ừ. Quý vị học được một vài chữ, họ vui vẻ, khắp nơi. Như, “Cảm ơn.” “Dui Bu Qi.” (“Xie Xie Ni” [Cảm ơn quý vị].) “Xie Xie Ni” “Gan Ji Bu Jin” (Cảm ơn rất nhiều). (“Gan Ji Bu Jin.”) Thôi, thôi, rắc rối quá, chỉ cần nói “Xie Xie” (Cảm ơn). Đơn giản, “Xie Xie” hoặc “Dui Bu Qi.” Khi quý vị muốn nói “xin lỗi,” thì nói “Dui Bu Qi.” Và “Xie Xie.” Như thế là đủ rồi. (“Bu Ke Qi” [Không có chi].) “Bu Ke Qi.” Ờ, nếu họ cảm ơn quý vị, thì nói lại “Bu Ke Qi.” Nhưng thông thường, họ cảm ơn quý vị vì cái gì? Quý vị đến đây chỉ để ăn. Tại sao họ phải cảm ơn quý vị? Chà. Nóng quá, nóng quá, nóng quá. Rồi.
Có ai thông dịch không? Không có. (Dạ có.) Không có à, chỉ một, hai người. Có người nào thông dịch tiếng Âu Lạc (Việt Nam) không? Âu Lạc (Việt Nam) có người nào thông dịch đâu lên đi. Có rồi hả? Rồi. Bây giờ có bao nhiêu ngôn ngữ? Âu Lạc (Việt Nam)? Rồi. Tiếng Hoa? Tiếng Anh? Rồi. Người nói tiếng Anh ở đó, cả ba đều dịch được, phải không? Tôi cũng hy vọng vậy! Rồi. Ban đầu… Giờ tôi nói tiếng Anh được chưa?
Mọi người có tai nghe hết chưa? (Dạ có rồi.) Nhưng mấy người lớn tuổi đó chưa có. Quý vị để ở đâu rồi? Chưa lấy tai nghe. Vừa mới đến hả? (Dạ vâng.) À, mới đến thì dĩ nhiên là chưa có. Tôi xin lỗi. Có ai dịch được không? Ngồi bên cạnh bà và dịch lại cho bà nghe. Tại sao quý vị đến đây? Tại sao quý vị ở đây? Đây chỉ dành cho những người lớn tuổi như tôi. Và có lẽ họ đến từ nơi rất xa. Như ba, bốn ngày mới đến Đài Loan (Formosa), vì họ ở phía bên kia Địa Cầu. Và họ không có máy bay thuận tiện cho lắm. Họ phải đi bằng xe buýt, và/hoặc bằng taxi, hoặc xe gắn máy hoặc xe lam, hoặc họ phải cưỡi ngựa hoặc cưỡi bò, vài ngày. Rồi đi suốt đến bến xe buýt, rồi đi xe buýt đến ga xe lửa, và từ ga xe lửa có thể đi bộ vài trăm dặm đến ga xe lửa khác, và sau đó lại đi bộ nữa đến sân bay. Nếu họ không có bò, thì phải cuốc bộ.
Người Hoa có nghe được gì không? Có bao nhiêu người Hoa không nghe được? Giơ tay lên. Xin lỗi, xin lỗi! Lần sau quý vị đến, hãy tự chăm sóc bản thân, hiểu không? (Dạ vâng.) Một mình Sư Phụ không thể lo cho tất cả mọi người. Tôi có rất nhiều việc phải làm. Nếu quý vị không tin, tôi sẽ cho quý vị xem giấy tờ đợi tôi ở ngoài. Anh đến chiếc xe nhỏ của tôi, mang hết giấy tờ ra đây để tôi cho họ xem. Phô trương. Quý vị hiểu chứ? Tất cả đây à? Chỉ có thế thôi hả? Còn nữa đây mà anh không thấy, trong túi xách nè. Thôi không sao. Những giấy tờ này đang đợi tôi. Giấy tờ đang đợi tôi, hiểu không? Nhưng tôi đến gặp quý vị trước. Tôi vừa lo xong vài việc gấp. Tôi vừa lo xong một số việc gấp. Giờ mấy giấy tờ này vẫn đang đợi. Nghĩa là tôi sẽ không có thời giờ để ăn hoặc ngủ cả ngày đâu. Buổi tối không nghỉ. Ban đêm không ngủ. Nói quý vị nghe… Tôi sẽ nói lại bằng tiếng Anh, nhé? Mọi người hãy đeo tai nghe và lắng nghe. Bây giờ tôi sẽ nói tiếng Anh.
Tôi nói, ở đây mọi thứ đều tốt, ngoại trừ điện thoại. Ban đầu tôi chỉ có loại điện thoại này, cho người ngô ngố như tôi, nhưng nó có chức năng rất tốt, và rất đơn giản. Ngay cả đứa bé 2 tuổi cũng dùng được, hoặc em bé mới sinh cũng dùng được. Rất tiện lợi. Tôi không cần nhiều thứ. Không cần kiểm tra thời tiết hoặc xu hướng mới hay bất cứ gì. Nhưng rồi ở đây nó không dùng được. Nó hoạt động hoàn hảo ở… Được rồi. Cái nào là rắc rối nhất? Lát nữa tôi sẽ nói chút tiếng Hoa. Chỉ một chút thôi, được chứ?
Tôi nói tôi vốn đang dùng mấy thứ ngô ngố này. Loại này rất tốt. Bắt sóng rất mạnh. Ở Tây Hồ thì dùng tốt lắm, nhưng ở đây thì không. Ở đây tôi không dùng được. Nên tôi bảo họ mua cho tôi cái khác và họ mua cái này. Quý vị biết tôi thích những loại này thế nào không. Tôi chỉ thở một cái và rồi mọi thứ đều biến mất. Có nhớ tôi kể quý vị nghe rồi không? Ờ. Và đôi khi tôi chỉ nhìn nó thôi, vậy mà nó cũng biến mất. Và tóc tôi, đôi khi gió chỉ thổi một chút tóc trên mặt điện thoại, thổi một cái, thế là nó biến mất. Hoặc bạn chó của tôi chỉ đến, liếm tôi vài cái là nó cũng biến mất.
Tôi có điện thoại này vài ngày trước, khi tôi mới đến, ngày thứ hai sau khi đến, nhưng mãi đến hôm qua tôi mới biết cách nhắn tin. Và tôi có thể nhận tin nhắn, ai cũng có thể gửi cho tôi bất cứ gì. Tôi chỉ không biết cách trả lời thôi. Hôm qua tôi học được, và đã tập hàng trăm lần cho tới khi nhớ. Không sao, giờ thì tôi có thể nhắn tin. Ồ, tôi rất hãnh diện với chính mình, rất hãnh diện. Rồi chức năng đó trở thành nỗi tức giận thứ hai; nó không hoạt động. Thậm chí từ đây, tôi nhắn tin cho văn phòng truyền hình hoặc nhà bếp, nó cũng không hoạt động, bây giờ vẫn chưa hoạt động. Tôi muốn nhắn tin bao nhiêu thì nhắn, nó chỉ nói “Chưa gửi.” Hoặc đôi khi tôi muốn gọi bao nhiêu lần thì gọi, đâu có sao, thế giới tự do mà, nhưng nó không kết nối. Và tôi phải gọi hết lần này đến lần khác, Trời ơi!
Tôi rất hãnh diện là mình có được loại điện thoại này như mọi người khác. Có thể chạm lướt và làm đủ thứ, rồi đủ thứ xuất hiện, đủ thứ mà tôi không biết để làm gì. Và mọi thứ xuất hiện. Rồi bây giờ nó không hoạt động. Ôi Trời ơi, thật bực bội, bực bội. Ờ, không phải như mọi chỗ đều giống nhau. Trước kia họ nói với tôi là khu vực Cao Hùng, thành phố này, người dân rất thư giãn. Quá thư giãn, nên cả cái điện thoại cũng thư giãn luôn. Mọi người có nghe thông dịch không? Dạ có. Tốt. Nghe được thì nghe. Nếu không nghe được thì thôi. Hỏi người khác sau.
Ôi Trời ơi, quá nhiều người. Đây là còn chưa tính người địa phương. Chưa có người địa phương nào. Chỉ có quý vị, chỉ có quý vị, những người nước ngoài. Chưa có người Đài Loan (Formosa). Người Cao Hùng cũng chưa đến, đúng không? Có đồng tu Cao Hùng nào ở đây không? Giơ tay lên xem. Vài người thôi. Vậy mà đầy hết rồi. Đất của quý vị bị chiếm hết rồi. Tôi nói, “Bây giờ đất của quý vị đã bị chiếm, bị xâm chiếm.”
Tôi nói với mấy liên lạc viên và mấy phụ tá xung quanh tôi, “Xin lỗi quý vị. Bởi vì Sư Phụ ở đây, nên quý vị không còn chỗ để đứng. Tôi cũng xin lỗi vì chỗ nào cũng có hàng rào, vì mấy bạn chó của tôi sắp đến và tôi sợ họ có thể chạy ra ngoài và bị bắt mất. Cho nên nơi đâu cũng có hàng rào. Thật xin lỗi. Trước kia ở đây đẹp hơn. Không có hàng rào. Xin lỗi nha.
Nhưng đây chỉ là tạm thời. Có thể gỡ bỏ sau đó. Thật khó khăn với mấy bạn chó còn nhỏ. Rất khó. Hễ thấy thấy hàng rào, cô chó sẽ trèo qua. Cô có thể leo qua loại hàng rào đó. Có nhiều lỗ hổng lớn trên hàng rào và cô đặt chân vào mấy lỗ hổng rồi trèo lên từng bước một. Giống như leo cầu thang. Rất dễ dàng và nhanh chóng. Cô chỉ leo tạch-tạch-tạch rồi nhảy phịch xuống, phi mất. Nhiều lần rồi. Ở Hồng Kông cô luôn làm vậy đó. Chúng tôi phải đi tìm đưa cô về.
Ai cũng thích bạn chó của tôi cả. Quý vị có nghe không? Hiểu không? Ồ, hiểu tiếng Hoa hả? Vậy sao không làm gì hết vậy? Ai cũng muốn bạn chó của chúng tôi hết. Thật kỳ lạ. Sau khi nhận nuôi cô chó ở Thái Lan, tôi không thể ở lại nữa vì lý do an ninh. Có người cũng muốn [tìm] tôi, mặc dù theo một cách khác. Hiểu không? Có người muốn mạng sống của tôi. Nên chúng tôi đến Hồng Kông. Thỉnh thoảng chúng tôi phải đưa các bạn chó từ trên đồi xuống để tiêm chủng và thử máu, nếu không thì họ không thể ra nước ngoài. Chúng tôi đi bộ xuống đồi. Từ nhà tôi trên đồi đi bộ xuống dưới đường mất 15 đến 20 phút. Không thể lái xe trên đường hẹp đó. Không xe nào chạy qua được. Chúng tôi phải đi bộ.
Một lần nọ, khi chúng tôi đi xuống, có ba người lần lượt xin chó cưng của tôi. Họ cứ đến gần. “Ồ! Quý vị sẽ làm gì với bạn chó đó? Cho tôi đi, cho tôi đi.” Phụ tá của chúng tôi nói, “Tôi không thể cho quý vị. Đây là chó cưng của chúng tôi. Và tôi đang làm gì hả? Tôi đưa bạn chó đến bác sĩ thú y.” Sau đó, người đàn ông nói, “Ồ! Bạn chó đẹp quá! Cho tôi đi, cho tôi đi!” Chúng tôi nói, “Không được. Đây là chó cưng của chúng tôi. Làm sao cho ông được? Xin đừng làm vậy!” Rồi, người đàn ông bỏ đi. Đi được vài mét, lại có một người khác đến, “Ồ! Chú chó này từ đâu đến vậy? Có thể bán cho tôi không?” “Làm sao bán cho ông được? Đây là chó cưng của chúng tôi mà! Chúng tôi yêu quý còn không hết nữa là. Sao có thể bán cho ông được?” Ồ! Người đàn ông rất thất vọng. “Ồ! Vậy ít ra cho tôi vuốt ve chú một chút.” Sau đó ông ta rời đi. Sau vài bước, lại có một người khác đến! “Ồ! Bạn chó này. Quý vị tính làm gì với chú vậy? Cho tôi xin được không?” Người phụ tá nói, “Không được. Đây là chó cưng của chúng tôi. Làm sao mà cho ông được? Ông đi tìm bạn chó khác đi.” “Không! Tôi muốn bạn chó này cơ.” Tôi nói, “Không được, bạn chó này không được.” Tốt. Người đàn ông bỏ đi. Cuối cùng, chúng tôi đến phòng mạch. Bác sĩ thú y cũng muốn chú chó này luôn! Cả cô y tá cũng vậy. Thành ra chúng tôi phải rào giữ họ lại. Hàng rào rất cao. Chúng tôi sợ họ có thể ra ngoài và không bao giờ trở lại.