Đó không phải hoàn toàn là lỗi của chính phủ hoặc lỗi của Công nương. Mà là mọi người trên thế giới phải đổi sang một lối sống nhân từ hơn, từ bi hơn. Rồi chúng ta sẽ không có đói nghèo. Rồi chúng ta sẽ không có vấn đề. Rồi chúng ta sẽ không có chiến tranh hay đại dịch nào hết. (Dạ, Sư Phụ. Dạ hiểu, thưa Sư Phụ.) Và Công nương nên đeo, mặc những gì cô có, để đại diện cho quốc gia vĩ đại như nước Anh.
Công nương xứ Wales, Vương Hậu tương lai của Vương quốc Anh, cô đeo cái gì cô nên đeo. (Dạ.) Nhất là tại quốc yến có quan khách. Họ mời nhân vật quan trọng nào đó. Tôi nghĩ là… (Dạ, Tổng thống Nam Phi có ở đó.) Phải, Tổng thống Nam Phi. Cô phải đại diện cho nước Anh, nghĩa là người dân Anh – đại diện cho Vương quốc Anh. Đó là một đất nước vĩ đại. Đất nước giàu có, có giá trị, có truyền thống. (Dạ, thưa Sư Phụ.)
Nếu họ muốn có một công nương, thì họ nên đối xử với cô như một công nương, và để cô làm bổn phận của mình như một công nương, và đại diện cho họ với tư cách là Công nương xứ Wales và Vương hậu tương lai của Vương quốc Anh. (Thật vậy, thưa Sư Phụ. Dạ, Sư Phụ.) Rất nhiều người có nhiều tiền hơn cô. (Dạ. Đúng ạ.) Và họ đeo, mặc nhiều hơn và họ có nhiều thứ sang trọng xa hoa còn hơn Công nương xứ Wales nữa. Sao mấy người đó không chỉ trích họ đi? Quý vị không thể chỉ trích tất cả những người giàu có. Họ giàu vì có lẽ họ thừa kế của cải từ cha mẹ của họ, hoặc họ làm việc chăm chỉ hoặc họ thông minh. (Dạ đúng ạ.) Quý vị không thể trách cứ riêng Công nương thôi.
Nếu họ muốn chế độ quân chủ, thì họ phải nên để chế độ quân chủ đại diện cho họ là chế độ quân chủ – với vinh quang, với huy hoàng, với tất cả hệ thống truyền thống. Như, mặc quần áo đặc biệt, đội vương miện đặc biệt, ngay cả với kim cương và trang sức – tất cả các loại ngọc quý đính trên đó. (Dạ.) Hoặc trên tay họ hoặc trên quần áo của họ, bất cứ gì họ làm. Đó là giá trị và truyền thống đã để lại cho họ. (Dạ đúng. Dạ, thưa Sư Phụ.) Họ chỉ tiếp tục thôi. Chẳng lẽ cô ấy mặc quần áo ngủ để đi dự quốc yến, để chào đón tổng thống của một quốc gia khác hay sao? (Dạ không, không. Như thế, trông rất tệ cho Vương quốc Anh.) Tệ cho Vương quốc Anh, và tệ cho Khối Thịnh vượng chung và mọi người. (Dạ.)
Trời ơi. Vấn đề là vậy. Mọi người quên rằng nước Anh vẫn là một đất nước rất, rất tự do. (Dạ.) Và nhiều người thậm chí muốn di cư sang Anh. (Dạ.) Nhưng đâu có dễ dàng đến vậy – tất nhiên họ phải chứng tỏ giá trị của họ này kia. Nhưng đáng tiếc là đa số chúng ta coi mọi thứ là lẽ thường tình.
Thời xưa, nếu ai đó ném trứng vào Vua và Hoàng Hậu như thế, thì đầu của họ sẽ đi nghỉ mát một nơi – mãi mãi. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Và thân thể của họ sẽ đi một nơi khác. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Và nếu chỉ trích Công nương xứ Wales như thế này, thì tối thiểu họ phải vào tù – mãi mãi, hoặc một thời gian dài. (Dạ, thưa Sư Phụ.)
Nước Anh là một đất nước rất, rất tốt, đất nước rất dân chủ. Tất nhiên, ở đâu cũng có sai lầm, chính phủ nào cũng vậy, hệ thống nào cũng vậy – chỉ vì chúng ta thiếu khai ngộ. (Dạ hiểu, thưa Sư Phụ.) Chúng ta chỉ cần nhà lãnh đạo và chính phủ khai ngộ. (Dạ.) Không cần phải tước đi trâm cài của Công nương và đưa cho người nghèo nào đó. Người nghèo thì bao giờ cũng có. Chỉ là hệ thống trong xã hội phải thay đổi để làm cho mọi người hạnh phúc bằng cách giúp họ có được mọi nhu cầu cơ bản. Nhưng chính phủ cũng phải chăm lo nhiều thứ – chứ không chỉ người nghèo, mà cả người di cư, chiến tranh, người tị nạn, và còn đại dịch nữa. (Dạ, thưa Sư Phụ.)
Đó không phải hoàn toàn là lỗi của chính phủ hoặc lỗi của Công nương. Mà là mọi người trên thế giới phải đổi sang một lối sống nhân từ hơn, từ bi hơn. Rồi chúng ta sẽ không có đói nghèo. Rồi chúng ta sẽ không có vấn đề. Rồi chúng ta sẽ không có chiến tranh hay đại dịch nào hết. (Dạ, Sư Phụ. Dạ hiểu, thưa Sư Phụ.) Và Công nương nên đeo, mặc những gì cô có, để đại diện cho quốc gia vĩ đại như nước Anh. (Dạ, thưa Sư Phụ.)
Thấy đó, ví dụ, ngay cả người nghèo, nhưng vào lúc kết hôn, trong ngày cưới, cô dâu luôn mặc trang phục thật xinh đẹp và không rẻ tiền – (Ồ, vâng, đúng vậy. Dạ.) để cô trông đẹp nhất, dù gì đi nữa. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Bởi vì người ta cũng đến dự tiệc cưới và cũng tặng quà và tặng tiền cho họ. (Dạ đúng ạ.)
Chúng ta nên mặc những gì mình có khả năng, những gì chúng ta có. (Dạ.) Chứ không phải toàn thể quốc gia, tất cả những người giàu, phải giựt bỏ hết mọi thứ trên người họ để cả nước trông nghèo đi. Như vậy có tốt không? (Dạ không, thưa Sư Phụ. Dạ không.) Cho dù Công nương đem tặng hết mọi thứ, tôi nói với quý vị rồi, cũng sẽ không tạo khác biệt nào nếu toàn thể xã hội không thay đổi, nếu con người không thay đổi thành những chúng sinh cao thượng hơn, nhân từ hơn trên Địa Cầu. (Dạ, thưa Sư Phụ. Dạ hiểu.)
Nhưng Vua Charles III là vị vua rất khoan dung rồi. (Dạ.) Đối với những người ném trứng này, ông chỉ nói với cảnh sát cấm họ mang trứng nơi công cộng. Thế thôi. (Dạ.) Và đứng cách xa ông, kiểu như vài trăm mét. Trời ơi, thời xưa, là họ sẽ bị rơi đầu – (Dạ.) những người này, những ai ném trứng sẽ bị rơi đầu. (Dạ, thưa Sư Phụ.)
Nhưng, tôi nói rồi, nếu tôi ở đó, nếu là tôi, có lẽ họ sẽ ném cà chua thay vì trứng, vì họ biết tôi không ăn trứng. (Dạ.) Thật đáng tiếc. Tôi không muốn họ ném bất cứ thứ gì vào Vua, nhưng nếu họ ném rau, người ta vẫn có thể nhặt lên, mang về nhà, rửa sạch rồi ăn. (Dạ, thưa Sư Phụ.)
Nếu họ tức giận Vua vì kinh tế suy thoái, thì họ nên ném rau thay vì trứng. Nhưng nếu họ có đủ tiền mua trứng, thì nghĩa là họ không nghèo lắm. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Không phải ai cũng nghèo đến vậy. Một số người có những quan niệm khác nhau về cách đối xử với những nhân vật giàu có và nổi tiếng. (Đúng ạ.)
Đừng hỏi tôi. Tôi không bao giờ nghĩ đến việc đi ra ngoài ném trứng vào ai cả, nhất là với Vua. Vì nếu ông nổi giận, ông có thể giết tôi. Tôi làm vậy để làm gì chứ? (Dạ.) Có lý do gì đâu? Vì nước Anh vẫn là một đất nước rất tốt. (Dạ, thưa Sư Phụ. Đúng ạ.) Đó là một đất nước rất, rất, rất tốt. Đất nước rất tự do. Và dù vua là ai, đó vẫn là một đất nước rất tốt. Vì vậy, mọi người nên biết trân quý và tôn trọng hơn đối với chế độ quân chủ của Anh. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Đó là thiển ý của tôi, của một công dân bình thường.
Mong mọi người đừng ném trứng vào tôi khi tôi ra ngoài vì nói quá thành thật như thế này. Nếu họ muốn ném gì đó, thì xin vui lòng ném rau để tôi có thể nhặt lên mang về nhà, rửa sạch, rồi tiết kiệm được chút mua sắm. Bởi vì nếu ném trứng, thì nó bể. Không thể nhặt trứng lên được. (Dạ đúng. Dạ.) Không ai có thể. Thậm chí tất cả những người hầu cận nhà Vua cũng không thể làm cho trứng vỡ lành lặn trở lại. Tôi sẽ không làm thế, tất nhiên, vì tôi ăn thuần chay. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Nhưng nếu có ai túng tiền hay là gì đó, thì họ không thể nhặt trứng vỡ lên rồi mang về nhà để ăn. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Chuyện buồn cười. Ít ra cũng làm tôi cười một chút.
Còn gì nữa không? (Dạ còn, thưa Sư Phụ.) Nói tôi nghe. (Một số người nghĩ rằng Vương quốc Anh nên tái gia nhập thị trường chung của Liên minh châu Âu (EU) để kinh tế được ổn định hơn. Thưa, Sư Phụ nghĩ sao về điều đó – Vương quốc Anh tái gia nhập EU?)
Phải, tôi nghĩ đó là một ý kiến hay. (A, vâng. Ồ.) Tôi nghĩ Liên minh châu Âu đang làm rất nhiều điều tốt, và họ thẳng thắn về điều đó. Ý nói, một số nước có lẽ không, nhưng đa số đều tốt. Họ coi trọng dân chủ, giúp đỡ những nước dân chủ, ví dụ, như Ukraine (Ureign), và họ gửi trợ giúp, đóng góp, và từ thiện khắp nơi trên thế giới, nơi nào cần thiết. (Dạ. Dạ đúng, thưa Sư Phụ.)
Và nếu Vương quốc Anh bây giờ trong thời kỳ suy thoái kinh tế bởi vì, kiểu như, cố gắng để ổn định trong hoàn cảnh mới, và với chiến tranh này kia, tôi nghĩ Vương quốc Anh chắc chắn nên tái gia nhập EU, bởi vì như vậy sẽ làm cho họ mạnh hơn, cũng như khi đối mặt với bất kỳ cuộc chiến nào. (Dạ, Sư Phụ. Đúng vậy, thưa Sư Phụ.)
Và sẽ dễ hơn khi họ cần vận chuyển bất cứ gì giữa nhiều quốc gia – giữa EU và giữa Vương quốc Anh. Vì lúc bắt đầu Brexit [Anh rút ra khỏi EU], tôi thấy trên bản tin là nhiều xe tải chật vật khi đi qua biên giới vì luật mới của Brexit. Như, phải làm điều này, phải làm điều nọ để đi qua [biên giới] với việc vận chuyển thực phẩm, đủ thứ. Và nhiều thực phẩm có lẽ cũng bị thối rữa, vì đợi quá lâu với thủ tục hành chính. (Dạ hiểu, thưa Sư phụ. Dạ, Sư Phụ.) Kiểm tra và hộ chiếu, và tất cả những thứ đó. Trước đó, không cần như thế. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Ngoài ra, tái gia nhập EU sẽ dễ dàng hơn để giao dịch và trao đổi hàng hóa này nọ.
“Media Report from Voice of America – Jan. 25, 2021, Reporter (m): Brexit đòi hỏi có sự kiểm soát biên giới, thủ tục giấy tờ, trì hoãn thời gian và gia tăng phí tổn. Rất nhiều hãng xuất cảng đã tổ chức biểu tình bên ngoài quốc hội vào tháng này.
Allan Miller (m): Nếu chính phủ không có động thái gì, thì rất nhiều doanh nghiệp này sẽ đóng cửa, họ sẽ bị tiêu tùng.
Reporter (m): Các lĩnh vực khác cảnh báo là họ sẽ bị gián đoạn đáng kể. Những luật mới về thuế đã khiến một số cửa hàng bán lẻ ở châu Âu ngừng bán cho khách hàng người Anh. Trong khi đó, một số công ty vận chuyển tạm ngưng các hoạt động vượt qua eo biển Anh quốc.
Edward Velasco (m): Nếu bánh xe không lăn, họ sẽ lỗ vốn. Cuối cùng chúng tôi cũng vậy thôi.
Reporter (m): Một hậu quả không thể tránh khỏi khi Anh quốc quyết định rời khỏi EU [Liên minh châu Âu].
Rem Korteweg (m): Họ phải ký thủ tục cho mỗi một hộp giày hoặc thùng hàng trong công-te-nơ. Y tế và vệ sinh, và kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm… Đó là hậu quả của việc rời bỏ thị trường chung – nên bây giờ có biên giới thực thi luật lệ.
Reporter (m): Nhiều doanh nghiệp bị tổn thất trong đại dịch Covid. Cho tới nay, Brexit chỉ gây thêm phí tổn, chứ lợi ích thì rất ít.”
Hợp nhất với toàn thể châu Âu thì tốt hơn, vì Vương quốc Anh (UK) cũng nằm trong khu vực châu Âu. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Tôi nghĩ tốt hơn cho nền kinh tế.
“Media Report from BBC – Oct. 29, 2022, Nicola Sturgeon (f): Brexit làm cho nền kinh tế thiệt hại thật sự.
Guy Hands (m): Brexit như đã được thương lượng, thật sự là một thảm họa.
Paul Johnson (m): Chúng tôi mất một phần lớn trong việc giao dịch với Liên minh châu Âu, bao gồm dịch vụ thương mại chuyên nghiệp có giá trị cao. Điều đó làm cho chúng tôi nghèo hơn.
Ros Atkins (m): Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách (OBR) là cơ quan chính thức cung cấp phân tích kinh tế một cách độc lập. Bài phân tích kết luận rằng mức giao dịch bị giảm 15% là kết quả của Brexit. Bài phân tích cũng công bố dữ liệu này: đường đỏ cho thấy xuất cảng của UK. Không giống như các cường quốc có nền kinh tế tiến bộ, xuất cảng của UK vẫn chưa hồi phục sau COVID. OBR liên kết điều này với Brexit. Và nếu đó là mậu dịch, thì kế tiếp là đầu tư kinh doanh – lên tới đỉnh điểm vào năm 2016, năm diễn ra trưng cầu dân ý về Brexit. Vẫn chưa bao giờ trở lại mức đó. Hoặc nói về giá trị của Bảng Anh. Sức mạnh của đồng Mỹ kim đã làm giảm giá trị tiền tệ trên khắp thế giới, nhưng Bảng Anh đã rơi xuống thấp đáng kể so với đồng Mỹ kim kể từ năm 2016. Và Bảng Anh yếu hơn làm cho hàng hóa nhập cảng trở nên đắt đỏ hơn, từ đó góp phần dẫn đến tình trạng lạm phát. Tổng hợp tất cả yếu tố này lại thì đây là kết luận của Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách: dự đoán rằng Brexit sẽ làm giảm GDP của UK xuống 4% trong hơn 15 năm. Dựa vào bằng chứng có sẵn, Brexit trong hình thức hiện tại, là một trong những yếu tố hạn chế sự phát triển nền kinh tế của Vương quốc Anh.”
Tôi hy vọng mọi người suy nghĩ lại và gia nhập EU. Có lẽ đã có một vài hiểu lầm hoặc không tin tưởng, hoặc một số khúc mắc trước đó – họ nên giải quyết và bàn thảo về những khúc mắc đó và thực hiện một số thỏa hiệp hoặc một số cảm thông mới. Rồi Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu sẽ là một. Dễ dàng hơn cho mọi người. (Dạ hiểu, thưa Sư Phụ.)