Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Công Đức Và Tình Thương Của Chúng Ta Có Thể Thay Đổi Và Thăng Hoa Tha Nhân, Phần 1/7

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Quý vị thấy, những tu sĩ đó thực sự thành tâm tu hành. Vì vậy, mỗi mùa đông, chúng tôi tìm cách gửi một số tiền cho họ để mua chăn mền và những thứ khác… ít nhất là giúp họ giữ ấm. Dĩ nhiên, chúng ta không bao giờ có thể cho đủ; không bao giờ đủ. Tốt nhất là đưa tất cả họ về nhà và chu cấp cho họ. Nhưng họ sẽ không thích cách sống của chúng ta. Họ thà nghèo khó như thế mà tự do tự tại. Hiểu không? Muốn nghỉ ngơi thì nghỉ ngơi. Muốn thiền thì thiền. Muốn rời đi thì rời đi – không có hành lý.

Được không? Vẫn là mấy người quý vị hả? Mỗi Chủ nhật? Không hả? (Dạ không.) Quý vị có thay đổi à? Tôi không thấy ai hết. Không ở đây sao? Phải thế không? Ít người hơn, phải không? Không thể nào. Có nghe tôi nói không? Rồi. Chào mọi người. (Kính chào Sư Phụ.) Ban nhà bếp? (Dạ.) Hôm nay có gì ngon không? (Chúng con có các món rất ngon…) Tôi chỉ thấy mỗi bánh mì. (Kính chào Sư Phụ.) (Con thương Ngài.) Tôi cũng thương quý vị. (Con cũng thương Sư Phụ.) Âu Lạc (Việt Nam), hả? (Sư Phụ đeo kính trông rất đẹp.) Không đâu, tôi chỉ… tôi không phải đeo kính để trông đẹp. Mắt tôi mẫn cảm. Mẫn cảm, nên tôi che mắt tránh gió. Đeo kính đâu có gì đẹp, có không? (Dạ có.) (Dạ rất đẹp.) Quý vị thấy được không? (Dạ thấy.) (Dạ đẹp.) (Nhìn tri thức.) Quý vị có nghe thấy không? (Dạ có.) Cô ấy nói tôi đeo kính nhìn rất tri thức. Nghĩa là nếu không đeo kính thì nhìn tôi không tri thức. (Dạ siêu tri thức hơn.) (Dạ càng tri thức hơn.) Che mắt tránh gió.

(Sư Phụ, con thương Ngài.) Cảm ơn cô. Bế quan tốt không? (Dạ tốt.) Quý vị thiền tốt chứ? (Dạ tốt.) (Kính chào Sư Phụ.) Thiền tốt không? (Dạ tốt.) (Dạ tốt lắm.) (Kính chào Sư Phụ.) Lạnh thế này có ổn không? (Dạ ổn.) (Kính chào Sư Phụ.) Ở đây ấm hơn Hy Mã Lạp Sơn nhiều. Tôi biết; tôi đâu có than phiền. (Dạ không.) Tuyết ở Hy Mã Lạp Sơn rất dày. Bầu không khí rất lạnh. Không khí rất lạnh. Nấu ăn ở đó bất tiện. Đối với người Đài Loan (Formosa) mà rất thích ăn như vậy, tôi sợ quý vị không biết làm sao sống ở Hy Mã Lạp Sơn. Chỗ cao trên Hy Mã Lạp Sơn, không có nước hoặc điện. Nhưng có thể nấu với tuyết. Lấy tuyết rồi đun sôi lên. Vậy là sạch nhất, tinh khiết nhất. Tuyết là sạch nhất, nhưng cần có củi.

Các ẩn sĩ thường ở nơi Minh Sư cư ngụ. Họ có một thân gỗ khổng lồ mà họ tình cờ tìm thấy ở đâu đó. Gỗ đã khô rồi, rất to – nguyên một thân. Họ thậm chí không có rìu hay dao để họ có thể chẻ thân gỗ thành từng miếng nhỏ gọn đẹp như chúng ta làm ở thành phố. Thân gỗ rất lớn, lớn nhất có thể tìm thấy. Tôi không biết họ làm thế nào; bằng cách nào đó, họ nhóm lửa. Dù sao, lửa không được tắt. Họ cần giữ lửa cháy 24 tiếng một ngày; bằng không, không nhóm lửa lại được. Rồi với ngọn lửa lớn như thế thì mới có thể nấu một ít thức ăn. Rất giản dị, không có gì đặc biệt. Ở đây, đôi khi chúng ta nói: “Chỉ có mỗi bánh mì”. Ở đó, bánh mì cũng không thấy.

Có lẽ có một ít cơm – gạo khô hoặc một loại đậu xanh nào đó, khô. Những thứ khác cũng cơ bản như vậy: gạo và cái đó gọi là gì? Gạo, muối và đậu xanh hoặc đậu cho chất đạm. Chất đạm. Thế thôi. Những thứ cơ bản là gạo, muối và đậu xanh hoặc đậu đỏ gì đó. Thường thì họ thích đậu xanh, đậu xanh khô nấu chín và một ít – cái gọi là… Súp. Tương tự, súp. Sau đó họ rưới súp lên cơm nắm và ăn như thế. Quý vị người Đài Loan (Formosa) và người Trung Quốc sống được như thế không? Được hay không? Hãy nói thật. (Dạ được.) Được hả? Thật sao? Vậy thì quý vị nên đi sớm nhé! Đời sống chúng ta ở đây quá xa hoa.

Mặc dù không được phép xây cất gì ở đây, nhưng chúng ta cũng có các lều bạt này, rất vững và đủ tốt rồi. Có một số nhà sư trên Hy Mã Lạp Sơn… Quý vị gọi đó là gì? Để… đi gì? Cho đến giờ, họ chỉ chụp ảnh lưng tôi. Khi người ta đi hành hương, họ có đi lễ bái và tỏ lòng tôn kính không? Họ đến bái những địa điểm nổi tiếng mà những người tu hành đã sống, đã từng sống ở đó trước đây hoặc vẫn còn sống ở đó. Một số họ vẫn còn sống. Người ta đi đến đó để thể hiện lòng tôn kính, tương tự như thỉnh thoảng người ta làm ở Đài Loan (Formosa), đi một bước, quỳ lạy một lạy. đi ba bước, quỳ lạy ba lạy. Còn ở đó có lẽ không làm vậy được, quỳ lạy một lạy cũng không được. Hiểu không? Quý vị sẽ bị ướt bởi vì có tuyết khắp nơi. Sẽ rất khó để quỳ xuống bái lạy. Quý vị sẽ phải coi chừng bước đi của mình. Vì lý do an toàn, quý vị sẽ không quỳ lạy. Nếu làm vậy, có thể bị ngã. Ở đó, không phải nơi nào cũng an toàn cho mình đi bộ.

Và… trong thời gian hành hương, chẳng hạn, một số nhà sư sẽ ngồi bên con đường chỉ rộng cỡ này. Ở vùng núi cao, đường đi hẹp. Họ sẽ ở đó và người ta sẽ cúng dường họ một ít tiền hoặc thứ gì đó – chỉ một chút thôi. Tôi không nghĩ họ có được nhiều. Có một nhà sư, tôi thấy trong cơm của ông có sâu và thứ gì đó màu đen. Không giống như mấy thứ chúng ta mua ở chợ, trắng, sạch sẽ và được đóng gói gọn đẹp. Không có đâu. Một số hạt cơm của ông không ăn được. Ông phải nhặt ra từng hạt một, và tôi đã chứng kiến điều đó. Lúc đó tôi cũng leo lên cao hơn một chút. Thành ra tôi thấy những điều đó. Vì vậy tôi nói với ông: “Cơm đó không tốt cho ông lắm đâu”. Đó không phải là cơm sạch; có mấy thứ khác trong đó. Ông ấy nói: “Tôi không… Tôi không đủ khả năng mua thứ gì tốt hơn”. Hiểu không?

Lúc đó tôi cũng không có nhiều tiền. Chỉ có rất ít tiền. Tôi chỉ có thể mua những gì tôi cần mỗi ngày. Chứ không thể cứ chi tiêu. Ví dụ, khoản chi tiêu hàng ngày của tôi là khoảng năm hoặc mười rupi. Đó là tiền Ấn Độ. Giá trị quá thấp để đổi sang tiền Đài Loan (Formosa). Không thể tính được. Cái… đồng lẻ nhỏ nhất ở đây là “xu”, phải không? Một xu, hai xu, phải không? Và còn có cả “hào”. (Dạ không.) (Một hào, hai hào.) (Chúng ta cũng có hào.) Hào hả? (Một hào, hai hào.) Xu hả? Năm rupi Ấn Độ có trị giá chưa tới một xu ở đây. Tính đại khái, đại khái thôi. Khoảng năm [rupi] cho một xu. Thế thôi, nhưng cũng đủ mua thức ăn. Ở nhiều quốc gia, chúng ta không cần nhiều tiền lắm cũng có thể sống được, thực sự là vậy. Bằng không, tôi đã không sống được tới giờ. Nếu tôi thử sống [trên đó] như ở Đài Loan (Formosa), tôi sẽ sớm không còn một xu dính túi. Vì di chuyển khắp nơi nên tôi không thể mang theo những thứ như dù. Tôi từng có một cái dù. Khi mới đến, tôi có một cái dù và một cái túi để đựng đồ. Sau này, tôi bán gần hết mọi thứ bởi vì quá nhiều đồ đạc khiến việc leo núi trở nên khó khăn. Leo núi một mình không hề dễ dàng.

Quý vị thấy, những tu sĩ đó thực sự thành tâm tu hành. Vì vậy, mỗi mùa đông, chúng tôi tìm cách gửi một số tiền cho họ để mua chăn mền và những thứ khác… ít nhất là giúp họ giữ ấm. Dĩ nhiên, chúng ta không bao giờ có thể cho đủ; không bao giờ đủ. Tốt nhất là đưa tất cả họ về nhà và chu cấp cho họ. Nhưng họ sẽ không thích cách sống của chúng ta. Họ thà nghèo khó như thế mà tự do tự tại. Hiểu không? Muốn nghỉ ngơi thì nghỉ ngơi. Muốn thiền thì thiền. Muốn rời đi thì rời đi – không có hành lý. Chỉ có một bộ quần áo để mặc. Và khi họ tìm thấy một nơi có nước, họ có thể tắm và giặt quần áo. Họ không có xà phòng gì cả; họ chỉ giặt như vậy thôi. Sau đó, họ trải chúng ra phơi trên đá rồi sau một lát là có thể mặc lại.

Khi tôi còn ở Hy Mã Lạp Sơn, ít nhất tôi có hai bộ quần áo. Hai bộ đồ, nhưng tương tự nhau – có điều hơi mỏng bởi vì, lúc đó, tôi đến từ vùng nhiệt đới. Vẫn còn… tôi cũng có một chiếc áo len. (Một khăn quàng cổ.) Khăn quàng cổ? (Khăn quàng cổ.) Khăn quàng cổ – không phải khăn quàng cổ. Đó là thứ khác mà tôi quàng lên. Đừng bận tâm. Như một bộ đồ ngủ pijama. Và rồi… nếu trời lạnh, tôi chỉ mặc một áo khoác ấm. Nó không lớn, không dày, hoặc ấm như thế này. Mà mỏng nhẹ. Tôi chỉ mặc bất cứ gì tôi có. Lúc đó, tôi… có lẽ thụ động hơn. Tôi không nghĩ nhiều vậy. Tôi chưa bao giờ nghĩ: “Ồ! Mình phải về nhanh kiếm tiền để mua thêm quần áo ấm rồi trở lại”. Không, tôi không nghĩ về điều đó! Lúc đó tôi như một đứa trẻ, hài lòng với bất kỳ sự đối xử nào và bất cứ gì được trao cho mình.

Nhưng tôi không đi khất thực. Tôi có chút tiền riêng. Mỗi ngày chỉ ăn một ít, đó là cách tôi có thể sống sót. Cho nên, tôi có thể đi bộ rất xa vì không có nhiều hành lý – hai bộ quần áo mỏng, chỉ như loại quý vị mặc đi ngủ. Vải cotton – ở Ấn Độ nó rẻ hơn. Ban đầu, tôi có ba bộ. Nhưng khi tôi lên cao hơn, thêm một bộ nữa cũng không được. Tôi mặc một bộ trên người, và bộ kia được cuộn lại bên trong túi ngủ. Thế thôi. Mặt khác, vì tôi “to lớn” như vậy và chỉ có một mình, cho nên mang nhiều thứ quá thì không thể đi lại được. Nhưng lúc đó tôi cảm thấy tự tại nhất. Bây giờ, khi nghĩ tới, tôi cảm thấy đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhất và tự tại nhất của tôi.

Có lẽ vì vậy mà mấy tu sĩ Ấn Độ đó không muốn đi đâu cả… Bởi vì họ đã rời bỏ nhà cửa. Họ cũng có gia đình. Họ rời xa vợ, rời xa chồng, hoặc rời xa chồng con. Và họ ra đi, một mình thong dong tự tại. Nhưng không phải mọi chuyện đều tốt. Nhà sư có cơm không sạch đó đã may mắn lắm rồi. Một số còn không có cơm để ăn. Tôi gặp một nhà sư đã không ăn gì suốt 14 ngày. Ông chỉ uống nước, nước từ Sông Hằng. Miễn phí và sạch, không như nước của chúng ta ở đây.

Biết không, như trước kia, tôi nghe nói nhà vệ sinh dùng nước được hút từ một cái hồ, và quý vị nghĩ nó không đủ sạch để xả bồn cầu. Quý vị phải làm phiền tôi nhờ người lắp bộ lọc nước. Đến điều đó mà cũng làm phiền tôi. Quý vị quá đáng phải không? Quá mức. Đừng như vậy nữa. Nếu có chuyện gì, hãy nói chuyện với liên lạc viên. Hãy bàn bạc giữa quý vị với nhau. Đơn giản vậy mà – yêu cầu ai đó lắp bộ lọc. Tại sao quý vị phải làm phiền đến tôi? Không phải là tôi không làm được. Có điều tôi rất bận, hiểu không? Để tôi làm công việc của tôi, và quý vị làm công việc của quý vị. Khi quý vị đến đây thì nơi đây như nhà của quý vị. Nếu nước trong nhà không sạch thì quý vị phải làm gì? Gọi ai đó để sửa, phải không? (Dạ đúng.) (Dạ đúng. Vâng.) Đúng vậy. Đâu phải là tôi cho quý vị thuê nơi này để [tôi] kiếm tiền, mà động một cái là quý vị tìm đến bà chủ nhà. Tôi đâu phải là bà chủ nhà. Quý vị tự nguyện đến đây. Tôi thậm chí không mời quý vị, có không? Tôi có mời không? Có lời mời không? Có nhận được thư mời không? (Dạ không.) Không. Quý vị tự đến tự đi, nhưng rồi động một cái là phàn nàn, hả? Làm được gì thì tôi đã làm rồi. (Dạ.)

Tôi đã biết… Tôi đã bảo quý vị đừng đến. Đây không là địa điểm tuyệt vời. Tôi có quảng cáo, nói: “Ồ, nơi này đẹp lắm! Hãy đến đây để cắm trại, để chơi và ngắm cảnh không?” Có không? (Dạ không.) Nhưng quý vị làm om sòm nên tôi nói: “Được rồi, quý vị muốn xem thì có thể đến xem”. Nhưng quý vị biết hoàn cảnh rồi. Chứ không phải là không biết. (Dạ biết.) Cho dù chưa từng đến, quý vị cũng đã xem băng hình. Chỉ có lều, mái che và ô dù. Không gì khác, phải không? Tôi chưa bao giờ nói nơi của tôi tuyệt vời hoặc có nhiều thứ sang trọng, xa hoa. Không có, hả? (Dạ không.) Quý vị tu hành phải chăm sóc tốt bên trong của chính mình. (Dạ.) Đừng đi tới đâu cũng vội phê bình cái này cái nọ. Phê bình thì rất dễ. Tốt hơn là nên giữ im lặng. (Dạ.) Nói nhiều có thể làm tổn thương người khác. (Dạ.) Hiểu không? Đôi khi làm đau lòng. Tốt nhất là đừng nói gì nếu không cần thiết. Nếu xử lý được sự việc thì tự xử lý. Đừng làm phiền người khác nữa, nhất là đừng làm phiền Sư Phụ quý vị. (Dạ.)

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Video Mới Nhất
38:04

Tin Đáng Chú Ý

40 Lượt Xem
2024-12-20
40 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android