Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Điềm Lành Lúc Sư Phụ Chào Đời, Phần 5/10

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Người ta nói vậy đó – học sinh giỏi nhất là những em ngồi phía trước. Nhưng sau đó họ đã tìm ra lý do. Những người ngồi ngay phía sau, hoặc cách nửa mét, họ bị phân tâm rất nhiều. Họ không để ý nhiều đến lời thầy cô nói, so với những em ngồi ở phía trước. Bây giờ tôi nhớ ra; những người ngồi ở một, hai hàng ghế đầu tiên luôn là những học sinh giỏi. Học sinh giỏi nhất là… Trong lớp, trong mấy lớp học mà tôi nhớ, tại sao tôi luôn ngồi phía trước? Vì tôi là học sinh nhỏ nhắn nhất lớp. Thầy cô sẽ đưa tôi lên ngồi ở phía trước. Ngay cả hồi tôi ở Ấn Độ, trong bất kỳ đạo tràng nào, bất kỳ minh sư nào, thầy nào, dù tôi ngồi ở phía sau, ông ấy luôn nói: “Hãy lên đây, cô bé ơi. Hãy ngồi đây”.

Tôi không cố ý làm vậy đâu. Lần nào tôi cũng hứa là nhất định tôi sẽ đến đúng giờ. Mà chẳng biết chuyện gì, tôi vẫn đến muộn. Không phải là tôi cố ý đâu. Tôi thật sự không thích đến muộn. Thí dụ, ngày hôm qua, Đồng nói với tôi 11:00 chuẩn bị sẵn sàng cho lễ trao giải thưởng. 11:00 giờ tôi đã chuẩn bị xong rồi, nên tôi gọi cô ấy hỏi: “Bây giờ tôi xuống đây. Sẵn sàng chưa?” Cô ấy nói: “Thưa Sư Phụ, chưa được. Xin đợi thêm một chút, vài phút nữa Ngài hãy xuống”. Tôi nói: “Cô nói với tôi là 11 giờ. Giờ tôi đã sẵn sàng rồi. Không, nói gì nói, tôi xuống đây”. Và tôi thật sự muốn xuống vì đã chuẩn bị xong rồi. Tóc của tôi và mọi thứ đã làm xong; mặc đồ đẹp và trang điểm hết rồi. Giày cao gót cũng mang rồi. Không có vấn đề gì cả. Tôi muốn khởi động xe. Nhưng rốt cuộc bụng tôi lại đau. Và biết không… Bộ áo sườn xám của quý vị khiến tôi gặp rắc rối [vì] nó quá chật. Khi muốn tới nơi nào đó, tôi phải cởi nó ra trước, sau đó mới mặc lại. Rồi thì tóc bị hỏng và phải làm tóc lại. Chao ơi! Thật không chịu nổi. Nó khiến tôi bận rộn tới mức gần 12 giờ mới xuống được.

Thật sự không thể làm gì được. Không phải tôi cố ý. Điều làm tôi vui nhất ngày hôm qua là [tôi] đã sẵn sàng đúng giờ lúc 11:00. Mọi thứ đã sẵn sàng. Tôi còn gọi điện cho Đồng để “dọa” cô ấy vì cô ấy luôn giục tôi. Sinh năm Tý nên cô ấy luôn nóng vội như vậy. Tôi có vài Tý ở đây. Họ luôn căng thẳng và lo lắng. Thí dụ, nếu tôi phải lên máy bay lúc ba giờ, cô ấy chắc chắn sẽ nói với tôi hai giờ. Và rồi… Rồi cô ấy sẽ “bắt” tôi ra khỏi nhà, đưa tôi ra xa lộ để tận hưởng không khí “trong lành”, mùi thuốc lá, mùi mồ hôi, nước hoa của người ta và bất cứ mùi gì ở sân bay cả một tiếng đồng hồ. Rồi tôi mới được từ từ lên máy bay. Như thế đó. Cô ấy luôn như vậy suốt bao năm qua. Và lần nào cô ấy cũng luôn lo lắng như vậy. Tôi cũng không thể nói có gì sai về điều đó. Tôi chỉ biết cô ấy luôn hối thúc. Cô ấy hối thúc ai thì cũng được đi. Đằng này cô ấy hối thúc sếp của mình. Cả văn phòng đều biết cá tính thiếu kiên nhẫn của cô ấy. Nhưng cô ấy quên và cũng coi tôi là một trong những thành viên văn phòng mà cô tùy ý kiểm soát. Quá nhiều chuyện. Nói không hết chuyện.

Lạ lùng. Mấy [tuổi] Tý đó đều rất ồn ào. Người làm phiền tôi sáng nay cũng vậy. Đồng cũng [tuổi] Tý. Và người vừa mới chụp ảnh mà luôn làm phiền tôi bao nhiêu năm nay cũng [tuổi] Tý. Và người nhờ tôi cắt băng khánh thành xưởng mộc của anh ấy hôm nay, cũng [tuổi] Tý. Quý vị nghĩ tôi chịu nổi không? Cá tính của [tuổi] Tý là như vậy đó, chạy vội chạy vàng. Họ không cố tình làm vậy. Cố tình thì còn khủng khiếp nữa. Không cố ý mà đã như vậy rồi; Họ mà cố ý thì sao mà chịu nổi?? Nơi chúng tôi đây là “sở thú”, “người-thân-động vật” nào cũng có. Và việc phải chịu đựng những cá tính của họ khiến tôi rất mệt mỏi.

Giờ tốt hơn rồi, thật hả? Không? Không? Vậy anh không nghe gì hết! Có nghe, hay không nghe? (Dạ một chút.) Không hả? Nhưng anh có ở lại đây hay không? (Dạ, chỉ là, nếu có tiếng vỗ tay…) Vỗ tay thì không nghe được. Người Đài Loan (Formosa), tôi không thể bảo họ được. Tôi bảo họ nhiều lần rằng hãy đợi [nói] xong (hãy vỗ tay), nhưng họ vẫn luôn làm như vậy. Hãy ráng chịu đựng thôi. Tôi sẽ nói với anh bằng tiếng Anh tối nay hoặc ngày mai nếu anh ở lại. Dành riêng. Thật ra hôm nay tôi đã định nói tiếng Anh rồi. Có điều đa số [là người Hoa], khiến tôi phải đắn đo. Và đó cũng chính là điều khiến tôi bực bội, và (khiến tôi) khó chịu.

Bởi vì thật sự, khó mà giải quyết vấn đề ngôn ngữ trên thế giới này – có quá nhiều ngôn ngữ. Nhưng hầu hết mọi người đều hiểu được tiếng Anh, những người từ nước ngoài đến, ngay cả người Nhật hay Đại Hàn. Họ hiểu, và người Âu Lạc (Việt Nam) cũng hiểu. Chỉ có người Đài Loan (Formosa) là họ không hiểu. Và thậm chí họ còn không hiểu tiếng Hoa, tin được không cơ chứ? Nhiều người ngồi đằng sau đó cần thông dịch, vì họ chỉ nói được tiếng Đài Loan (Formosa). Tôi không bao giờ thắng được. Thế giới có quá nhiều ngôn ngữ. Cho dù bắt đầu từ khi chào đời, cũng không bao giờ học hết được. Và dù tôi có thể học hết, cũng không thể luôn luôn nói cùng một lúc nhiều ngôn ngữ khác nhau. Đó mới là vấn đề. Tôi cảm thấy thương cho anh. Ờ, tôi thật sự thông cảm với anh, vì anh từ xa xôi đến như vậy. Và rất hiếm khi người Tây phương ngồi khoanh chân dài dưới đất và khổ sở đến thế. Nhưng anh thư giãn đi ha, muốn làm gì thì làm, nhe? Anh có thể đá người bên cạnh rồi có chỗ rộng hơn. Chứ tôi có thể làm gì đây? Họ thích chen lên phía trước, càng gần càng tốt.

Nhưng thực ra, người ta nói, khi muốn tiến bộ trong lớp, mình nên ngồi ở hàng đầu – hàng ghế đầu tiên, cạnh thầy giáo. Đó là theo như nghiên cứu nói. Tại sao ngồi phía trước là tốt nhất? Họ nói những học sinh giỏi nhất luôn là những người ngồi hàng ghế đầu. Tôi có thể minh chứng điều đó; tôi từng là học sinh giỏi nhất, và tôi ngồi ở hàng ghế đầu. Có lẽ nhờ ngồi ở hàng ghế đầu, nên tôi là học sinh giỏi nhất. Một trong hai hoặc ba người giỏi nhất. Luôn đứng nhất, nhì, ba trong lớp. Có lẽ tại vì tôi ngồi phía trước, không biết nữa. Nhưng người ta nói vậy đó – học sinh giỏi nhất là những em ngồi phía trước. Nhưng sau đó họ đã tìm ra lý do. Những người ngồi ngay phía sau, hoặc cách nửa mét, họ bị phân tâm rất nhiều. Họ không để ý nhiều đến lời thầy cô nói, so với những em ngồi ở phía trước. Có lẽ vì khi ngồi phía trước, có thầy cô ở đó, mình không thể nghịch vớ vẩn. Không thể viết tên lên bàn học, và những thứ như thế. Và những ai ngồi từ nửa-phía sau, họ luôn viết lên bàn. Nhưng hàng ghế đầu thì không bao giờ. Không bao giờ ở hàng ghế một hoặc hai.

Bây giờ tôi nhớ ra; những người ngồi ở một, hai hàng ghế đầu tiên luôn là những học sinh giỏi. Học sinh giỏi nhất là… Trong lớp, trong mấy lớp học mà tôi nhớ, tại sao tôi luôn ngồi phía trước? Vì tôi là học sinh nhỏ nhắn nhất lớp. Thầy cô sẽ đưa tôi lên ngồi ở phía trước. Ngay cả hồi tôi ở Ấn Độ, trong bất kỳ đạo tràng nào, bất kỳ minh sư nào, thầy nào, dù tôi ngồi ở phía sau, ông ấy luôn nói: “Hãy lên đây, cô bé ơi. Hãy ngồi đây”. Tôi luôn thích được cưng chiều như vậy.

Rồi khi ngồi ở phía trước, mình nên cảm thấy có phước, may mắn và hạnh phúc. Không nên làm phiền thầy. Và không nên làm phiền cả hội đoàn vì quý vị đang ở ngay phía trước. Quý vị làm gì, họ cũng thấy. Quý vị làm gì cũng đều phiền họ. Làm họ bị phân tâm. Đó là nghiệp chướng khủng khiếp khi làm phiền hội chúng chư Phật. Trông giống, trông giống chư Phật.

Tất cả quý vị có hiểu không? (Dạ hiểu.) Không vấn đề. Tôi xin lỗi thật nhiều, nhưng sẽ nói chuyện với anh bằng tiếng Anh vào lúc khác. Tại vì hầu hết họ đều là người Đài Loan (Formosa), và họ không gặp tôi nhiều như anh gặp. Giống nhau thôi; vì tôi không còn ở đây nữa. Trước đây tôi từng ở, nhưng bây giờ thỉnh thoảng mới đến, chỉ vài ngày, nên họ cũng có quyền nghe tôi thuyết pháp. Tôi rất tiếc là thế giới này không hoàn hảo. Có quá nhiều ngôn ngữ khác nhau, thậm chí giữa quý vị, những người da trắng. Bao nhiêu ngôn ngữ? Tiếng Thụy Điển, tiếng Deutsch (tiếng Đức), tiếng Pháp, tiếng Hollandish (tiếng Hà Lan), Người Bỉ, họ nói tiếng Hollandish (tiếng Hà Lan)… Đủ thứ tiếng. Ngay cả trong một quốc gia, có khi họ nói ba thứ tiếng, như ở Thụy Sĩ: tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Đức. Và có khi (họ) còn “rắc” thêm tiếng Anh vào giữa nữa.

Và ở Anh đôi khi họ nói tiếng Yorkshire, rồi mình không hiểu gì cả. Hoặc ở Đức khi họ nói tiếng Bavaria… Ôi! Tôi đầu hàng. Có hiểu ý tôi không? Ờ! Phải! Chỉ có ở Âu Lạc (Việt Nam), họ nói cùng một thứ tiếng, giọng hơi khác nhau một chút nhưng chúng tôi hiểu nhau. Ở Trung Quốc, có hơn 120 phương ngữ khác nhau, và không ai hiểu được ai khác. Ngay cả ở Ấn Độ, từ miền Nam, họ cũng không hiểu miền Bắc. Bombay không hiểu tiếng Tamil Nadu, v.v. và v.v. Thật là khủng khiếp. Đôi khi tôi không muốn nhìn vào thế giới nữa. Làm sao mình có thể làm việc đây? Nhưng đó là vấn đề, đó là lỗi của Tháp Babel. Tháp Babel, biết không, tháp “ba-láp ba-láp ba-láp”.

Tất cả quý vị có hiểu không? Không vấn đề. Tôi hỏi tất cả họ có hiểu không. “Không vấn đề”. Tôi mới bảo họ rằng… họ… Nhưng quý vị có muốn về bây giờ không? Quý vị có muốn về không? (Không, chúng con không muốn.) Có ai muốn về không? Giơ tay lên. Vội về hẹn hò với bạn gái hay gì đó, có ai không? (Dạ không.) Tại vì đã quá giờ rồi. Tôi không muốn làm quý vị chậm trễ. (Dạ không.) Có ổn không? (Dạ không vội.) (Dạ ổn.) Được rồi. Và sau đó? Sau khi chúng ta đi thì như thế nào? Quý vị chỉ giải tán, phải không? (Dạ.) Vậy thôi hả? Ừ. Có xe buýt đang đợi quý vị không? (Dạ không sao.) Không sao? Quý vị có phải trả thêm tiền không? (Dạ có lẽ là không.) Không hả? Được rồi.

Tôi sẽ nói thêm một chút. À… Dựa theo… “Yīzhào [dựa theo]” phải không? Dựa theo thống kê, người ta nói rằng nếu muốn con mình đứng đầu lớp, hãy bảo con ngồi phía trước, trước mặt thầy cô – ở hàng ghế thứ nhất, thứ hai hoặc thứ ba trong lớp học. Tôi nghĩ có lẽ vì tôi luôn ngồi phía trước nên tôi luôn đứng nhất, nhì, hoặc ba trong lớp. Có lẽ nó thực sự hiệu quả. Đối với tôi, có hiệu quả. Và những ai ngồi phía trước như tôi đều là những học sinh thông minh. Họ đã xem xét lý do tại sao và bây giờ họ nói, có lẽ vì những đứa trẻ ngồi ở hàng ghế đầu không thể làm những thứ như vẽ tên hay vẽ nguệch ngoạc tay và mặt lên bàn một cách tùy ý, [nên] họ tiếp tục lắng nghe thầy cô. Đó là lý do họ học giỏi hơn. Những em ở các hàng ghế sau thường vẽ những hình như là người-thân-rắn, người-thân-trâu bò lên bàn hoặc ghế, rồi ăn vụng bánh mì, bánh bao, v.v. Thành ra họ không chú ý. Có lẽ như thế đó. Tại vì khó cho thầy cô để kiểm soát những em ngồi ở đàng sau. Không thể nhìn thấy họ rõ cho lắm.

Thành ra tôi nói, cũng giống vậy, quý vị ngồi phía trước phải là những người có phước báu nhất và vinh dự nhất. Quý vị nên là người cẩn thận nhất, đừng lượn qua lượn lại. Trước khi xuống, tôi đã thông báo rồi, nói là tôi sắp xuống. Và tôi đã chừa ra 15 phút cho những người đi lung tung đó nhanh chóng quay lại. Nhưng vẫn cứ thế thôi. Khi tôi đến đây, vẫn còn mấy người đang lảng vảng ở phía trước. Những ai ngồi phía trước phải là những người cẩn thận nhất, tại vì những người ngồi phía sau đều có thể nhìn thấy quý vị. Vì quý vị ngồi phía trước, nên làm gì cũng sẽ ảnh hưởng đến họ, phải không? Họ muốn nghe tôi nói, nhưng lại bị phân tâm. Làm ồn quá cũng không được. Chẳng hạn, khi mọi người vỗ tay, quý vị cũng vỗ tay, nhưng đừng vỗ tay to hơn người khác. Khi mọi người cười, quý vị cũng có thể cười, nhưng đừng cố ý cười to hơn người khác. Hiểu không? Khi người ta không cười, thì đừng cười lớn tiếng “ha, ha” một mình. Quý vị sẽ làm cho người khác khiếp sợ đó. Thí dụ như thế.

Không cần làm thái quá bất cứ gì. Làm gì, hãy làm một cách tự nhiên. Phải nên ý thức vai trò đúng đắn của mình. Nơi này thuộc về đại chúng, chứ không phải của riêng quý vị. Quý vị lượn qua lượn lại như thế, tôi cũng bị phân tâm. Hiểu không? Tôi không thể nói dối quý vị rằng: “Dù quý vị có làm gì đi nữa, tôi cũng nhất tâm bất loạn”. Nói vậy là vô lý. Vì quý vị cản trở tầm mắt của tôi. Đôi khi vẫn có chút vấn đề trong đó. Chứ không phải không có. Hiểu không? (Dạ hiểu.) Rồi sau khi ngồi đó, người đó lại cố tình… Có khi cô ta còn cố tình lượn tới lượn lui để tôi chú ý. Bởi vì nếu tôi liếc qua mà làm ngơ, cô ta sẽ cố tình làm gì đó ở đằng kia. “Con ở đây nè”. Cô ta khiến tôi phải nhìn cô ấy cho bằng được. Như thế thậm chí còn khó chịu hơn. Quý vị hiểu ý tôi không? (Dạ hiểu.) Quý vị không biết đâu. Khi tôi ngồi đây, có lúc tôi cảm thấy như đang ngồi trên kim, như thể ghế tôi mọc ra những cây kim vậy. Làm ơn đi.

Mỗi kỳ thiền tam, thiền thất, tôi thề rằng đó sẽ là kỳ cuối cùng. Nhưng rồi sau đó tôi lại quên, giống như việc quý vị sinh con vậy. Khi sinh em bé, quý vị nói: “A, chịu hết nổi rồi. Tôi không sinh em bé nữa đâu”. Rồi quý vị lại quên. Khi nó lớn lên và trở nên thật dễ thương, quý vị nhớ em bé, và lại quên mất. Sau đó, quý vị sinh đứa khác và nói: “Ôi thôi. Không ổn. Không được. Từ giờ trở đi không sinh em bé nữa”. Rồi quý vị lại quên nữa. Lần nào cũng vậy. Được rồi. Hy vọng tôi cũng có thể quên thường xuyên. Nếu không, tôi không thể làm việc ở thế giới này. Không biết tại sao. Công việc này rất mệt mỏi.

Photo Caption: Ngay Cả Đá Cũng Cố Hết Sức Để Phô Bày Phía Tươi Sáng Của Họ

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (5/10)
1
2024-05-01
4386 Lượt Xem
2
2024-05-02
3511 Lượt Xem
3
2024-05-03
3311 Lượt Xem
4
2024-05-04
3180 Lượt Xem
5
2024-05-05
2782 Lượt Xem
6
2024-05-06
3242 Lượt Xem
7
2024-05-12
2851 Lượt Xem
8
2024-05-13
2874 Lượt Xem
9
2024-05-14
2457 Lượt Xem
10
2024-05-15
2454 Lượt Xem
Xem thêm
Video Mới Nhất
38:04

Tin Đáng Chú Ý

40 Lượt Xem
2024-12-20
40 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android