Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Ngoại Diện Không Luôn Phản Ảnh Sự Khai Ngộ Bên Trong, Phần 3/10

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Cũng như… tôi có nói rồi, bên trong… Lực Lượng bên trong chúng ta khai mở sau khi Tâm Ấn; thì không gì có thể sánh được với Lực Lượng đó. Không thể diễn tả, bất khả tư nghì. Bởi vậy quý vị mới có thể có năm đời, sáu, bảy, hoặc tám đời siêu thăng. Hoặc thậm chí chín đời, một trăm đời. Bạn bè của quý vị, người-thân-chó và người-thân-mèo, tất cả đều cùng nhau siêu thăng. Còn nữa. Sau đó chúng ta… Bất cứ ai gặp chúng ta, bất cứ ai chạm vào chúng ta, bất cứ ai có liên hệ với chúng ta sẽ nhận được lợi ích không thể nghĩ bàn.

Quỳ gối, Ông (Dương Tử) bò đến bên cạnh Lão Tử. Ông rất cung kính thưa: “Mới vừa rồi, Sư Phụ ngẩng đầu lên nhìn trời. Phải không ạ? Sư Phụ nhìn trời và thở dài, nói với con rằng trước đây Ngài nghĩ có thể dạy được con, nhưng bây giờ Ngài nghĩ không thể dạy con được. Ý Sư Phụ là gì? Con xin hỏi ạ?” Có nghĩa là thỉnh cầu Sư Phụ của Ông chỉ giáo. Ông nói rất hay, không phải như cách tôi nói. “‘Mới vừa rồi, vì Sư Phụ im lặng, bước đi chậm rãi, nhẹ nhàng nên con không dám hỏi. Bây giờ xin Sư Phụ khai sáng cho con biết là con đã làm sai ở đâu? Có khuyết điểm ở chỗ nào?’ Lão Tử trả lời: ‘Thấy Ông quá tự mãn và khoa trương như vậy, ai mà muốn đến gần Ông? Khi một vật có màu quá trắng, thì nhìn nó dường như có một chút…’” Cái gì? Có một chút… (Dạ vết dơ.) Có nghĩa là hơi dơ. […] “‘Khi đức hạnh của một người quá hoàn hảo, thì dường như lại không hoàn hảo’”. Ý của Ngài (Lão Tử) là gì, quý vị có biết không? (Dạ biết.) “Sau đó Dương Tử cảm thấy rất xấu hổ đến mức đổi sắc mặt. Rồi Ông bái lạy và nói: ‘Con xin tuân lời’”. Vâng lời. […]

“Bây giờ”, nghĩa là sau khi nghe những lời Lão Tử nói, “Ông dường như trở nên khiêm nhường hơn. Ngay cả khi khách giành chỗ ngồi với Ông, người chủ quán cũng không ra chào đón Ông, vợ của chủ quán cũng không đưa cho Ông khăn ướt có xức nước hoa Pháp, v.v. Hết rồi. Chỉ vậy thôi. Họ không bình luận gì cả”.

Tuy nhiên, hãy xem chúng ta có thể học hỏi được điều gì không. Tại sao một vật quá trắng lại trở nên dường như có vết dơ? Một chút dơ. Tại sao vậy? (Dạ vì mấy thứ hoàn toàn trắng thì dễ nhìn thấy những vết dơ trên đó hơn.) (Dạ vì ánh sáng.) Sợi quang? (Ánh sáng. Nhìn dường như có một chút vết đen.) Có lẽ là một chút bóng mờ hay gì đó. Cho nên, dường như có một số điểm tối. Ờ. Ý của Ngài là, khi nó quá trắng, nó sẽ phản chiếu quá nhiều ánh sáng, khiến con người chúng ta nhìn dường như có một chút khuyết điểm, một chút vết tối hoặc dấu vết, chỉ vì nó quá trắng. Có lẽ có lý. Phải không? Đúng, đúng.

Quần áo của quý vị quá trắng, nên trông như có những sọc đen. Đúng, đúng, đúng. Hả? Không à. Do vải nó như vậy. Rồi, khi đạo đức của một người đạt đến mức hoàn hảo, thì trông dường như người đó có những khuyết điểm. Điều quan trọng nhất mà Lão Tử dạy cho Ông là hai câu này. Về phần Dương Tử, vì là người có trình độ, có trí huệ, Ông không cần phải nói nhiều. Ông chỉ nói vài lời rồi tự bái lạy. Sau đó, toàn bộ tính cách của Ông, kể cả phong cách, khí phái, đều thay đổi. Ban đầu Ông là khách VIP ở đó, nhưng sau đó Ông trở thành một người khách bình thường. Khi đó, người ta không còn đối xử đặc biệt với Ông nữa. Có lẽ lúc đó Ông chưa gặp Lão Tử. Ý tôi nói Ông có thể đã học được từ Ngài một chút, rồi Ông trở nên kiểu như được nuông chiều hoặc giàu có, v.v. Và khi Ông nói chuyện, nhiều người khen, rồi Ông cảm thấy như mình là một nhân vật quan trọng. Cho nên, đi tới đâu, có lẽ Ông cũng rất hoa văn để mọi người biết Ông giỏi ra sao, và họ đối xử tử tế với Ông.

Tôi đã kể quý vị nghe nhiều câu chuyện. Thí dụ, chúng tôi có một người xuất gia… Đó là trước đây. Người xuất gia đó chỉ ở với chúng tôi có một năm. Anh ta theo tôi một năm, sau đó sang Âu Lạc (Việt Nam), mọi người [ở đó] đều tôn thờ anh ta. Ngay cả những vị sư đã xuất gia 40 năm, được tôn kính như trưởng lão hay đạo sư, v.v., vẫn tôn thờ anh này vì anh ta ăn nói rất có trí huệ và rất có biện tài. Tại vì cách anh ta xuất gia như thế nào… Khi họ hỏi anh ta xuất gia được bao lâu rồi, anh ta trả lời: “Mới một năm thôi”. Rồi, mọi người bắt đầu tôn thờ anh ta, nghĩ rằng anh ta rất khai ngộ và rất có trí huệ. Vì những người khác đã xuất gia lâu như vậy, mà họ chỉ có thể tụng kinh, hoặc nghe các bài giảng của những sư thầy khác, những người cũng chỉ có thể đọc kinh, mà không có nhiều trí huệ để bình luận hay giải thích bất cứ điều gì. Nhưng người xuất gia đó của chúng ta đã nghe những bài giảng của tôi. Anh ta nói rằng chỉ lặp lại những gì tôi đã nói mà mọi người đã rất kinh ngạc rồi. Dĩ nhiên… Không cần. Cái ngã của tôi đã lớn lắm rồi. Đừng lôi nó ra thêm nữa – khó cứu.

Họ chưa bao giờ nghe những điều như thế. Nên khi họ nghe những điều đó từ một thanh niên mới xuất gia được một năm, họ nghĩ rằng người đó chắc hẳn đã đắc Đạo hay là thành Phật gì đó rồi. Anh ta có thể nói chuyện rất trôi chảy. Chân lý, kinh điển gì anh ta cũng thông hết. Thành ra mọi người đều rất vui mừng. Kể từ đó… tôi mất người xuất gia đó luôn. Anh ta thuộc về đại chúng. Anh ta đã trở thành thầy. Sau đó anh ta tiêu tùng. Tôi hiếm khi gặp lại anh ta. Có, anh ta có trở lại. Sau này anh ta biết như vậy sẽ tốt hơn, nhưng anh ta không trở lại bên cạnh tôi. Sau khi ra đi, anh ta có trở lại một lần. Khi trở lại, anh ta đã khác. Trước đây anh ta rất siêng năng và khiêm tốn, nhưng bây giờ anh làm việc rất miễn cưỡng. Anh còn nói với tôi rằng anh có thể làm những việc quan trọng hơn. Ở đây anh ta chỉ nấu ăn, giặt quần áo, thật là lãng phí tài năng của anh. Anh ta muốn trở về Âu Lạc (Việt Nam) để “độ chúng sinh” và làm rất nhiều việc. Sau khi nghe anh ta nói vậy, tôi biết mình sẽ không gặp lại anh nữa. Anh ta hứa sẽ quay lại. Tôi bảo thôi đừng nói nữa, bây giờ đừng nói, vì tôi không nghĩ anh ta sẽ quay lại nữa. Quả thật, anh ta không quay lại nữa. Sau khi trở về Âu Lạc (Việt Nam), anh ta không làm việc gì quan trọng cả. Chẳng bao lâu sau, anh ta trở lại Hoa Kỳ – sống cuộc đời như trước. Thế thôi. Tất cả đều hoán tưởng.

Có lẽ Dương Tử cũng giống vậy. Mới chỉ học được một chút từ Lão Tử, rồi Ông đi ra và… Đồng tu mới, ai cũng như vậy. Họ có cùng một vấn đề. Ít nhiều đều giống nhau. Nói rất nhiều. Biết rất ít mà nói rất nhiều. Tuy nhiên, dù họ đúng hay sai thì người ngoài cũng hiếm khi nghe được những điều như vậy. Năm mươi phần trăm sự thật vẫn tốt hơn là không có gì, phải không? Cho nên người ta tôn thờ họ. Và đó là điều xảy ra. Nghĩ rằng mình ngon lành rồi, đi đến đâu cũng thuyết giảng. Sau đó mọi người rất thán phục.

Nói quý vị biết, Pháp Môn Quán Âm này của chúng ta, Lực Lượng Minh Sư nội tại… Lực Lượng Minh Sư bên trong vô cùng… tôi không thể diễn tả được; nó bất khả tư nghì. Do đó, chúng ta đi tới đâu, người ta cũng sẽ nghe mùi gì đó từ chúng ta. Những người có nhiều ma chướng [nghiệp xấu] sẽ kháng cự chúng ta. Những người có thiện căn sẽ chạy theo chúng ta, đặt câu hỏi và tìm cách trò chuyện. Mình không biết tại sao người ta muốn nói chuyện với mình, tại sao họ bỗng nhiên thích mình đến vậy. Họ không biết tại sao, và chúng ta cũng không biết luôn. Thật ra chúng ta cũng biết một chút vì mình cảm nhận được hoặc hiểu được.

Có người hiểu 100%: “Tôi biết rồi! Bây giờ tôi tu hành rất tốt. Mỗi ngày, tôi thiền hai tiếng rưỡi – hai tiếng ngủ gật và năm phút niệm Năm Hồng Danh, cộng thêm 25 phút mơ mộng. Đúng hai tiếng rưỡi. Và đồng hồ báo thức chợt reo, nên tôi có thể viết vào nhật ký của mình: ‘Ừ, tôi đã làm bài tập về nhà từ 3 giờ đến 5 giờ 30’”. Nếu thật sự tập trung, có lúc quý vị sẽ bắt đầu đổ mồ hôi. Khi quý vị rất chuyên tâm, rất tập trung, cố gắng hết sức, thì có khi quý vị thậm chí không thể cử động. Không thể cử động vì quý vị đang tập trung. Vậy nên quý vị không biết chân mình có bị tê hay đau nhức hay là chân hoặc đầu có cảm thấy ngứa ngáy gì không. Nhưng thường thì quý vị sẽ biết. Chưa ngứa, quý vị đã biết rồi. Chưa bị tê, quý vị đã chuẩn bị rồi. “Mình đổi tư thế trước, không thôi lát nữa sẽ rắc rối”. Tôi đang nói tôi, chứ không phải nói quý vị. Dĩ nhiên đa số quý vị thiền tốt hơn tôi. Tôi có thấy rồi. Tôi thì thỉnh thoảng thôi. Nhưng quý vị thường xuyên rất tập trung vào tạp niệm. Và rất tập trung vào việc ngủ gật. Thôi, không sao. Từ từ tu tập.

Tuy nhiên, khi nói chuyện với người ngoài, quý vị ăn to nói lớn. Khi nói chuyện với người ngoài không phải đồng tu… nghe giống như quý vị là Phật, Bồ Tát tái thế. Quý vị đúng là vậy – ít nhiều, hoặc nhiều hơn thế. Chỉ có điều quý vị không biết mình có bao nhiêu. Cũng như… tôi có nói rồi, bên trong… Lực Lượng bên trong chúng ta khai mở sau khi Tâm Ấn; thì không gì có thể sánh được với Lực Lượng đó. Không thể diễn tả, bất khả tư nghì. Bởi vậy quý vị mới có thể có năm đời, sáu, bảy, hoặc tám đời siêu thăng. Hoặc thậm chí chín đời, một trăm đời. Bạn bè của quý vị, người-thân-chó và người-thân-mèo, tất cả đều cùng nhau siêu thăng. Còn nữa. Sau đó chúng ta… Bất cứ ai gặp chúng ta, bất cứ ai chạm vào chúng ta, bất cứ ai có liên hệ với chúng ta sẽ nhận được lợi ích không thể nghĩ bàn.

Tại vì nhiều khi chúng ta có được Pháp Môn này quá dễ dàng. Giống như khi tôi ở Đài Loan (Formosa), quý vị chỉ cần trả vài trăm Đài tệ là có được, không phải trả cho tôi; mà trả cho xe buýt. Xe buýt, phương tiện công cộng. Quý vị bỏ ra vài trăm Đài tệ để bắt xe buýt đến đây, sau đó có thể tu học Pháp Môn này – quá rẻ. Ngoài ra, quý vị có thể dùng các bữa ăn (thuần chay) miễn phí và còn mang về nhà cho con cái, rồi còn tận hưởng gió mát và ngắm nước, Hồ Thuyền Rồng, v.v. Đúng là quá rẻ. Ở ngoài kia, đi tham quan không hề rẻ. Phải không? (Dạ phải.) Nếu muốn vào những nơi như của chúng ta, quý vị cần phải mua vé. (Hai trăm Đài tệ một vé.) Hai trăm Đài tệ một vé? Những nơi đó không đẹp bằng của chúng ta. (Dạ, rất nhân tạo.) Rất gì? (Dạ nhân tạo.) Rất “tsou tsou?” (Dạ rất nhiều người.) Rất nhiều người? Đúng, đúng, đúng. (Không tự nhiên.) (Và không mát mẻ.) Chỗ của chúng ta ở đây sạch hơn. Không hút thuốc, không có ra-đi-ô. (Không ai nhai trầu.) Không ăn trầu. Nhai trầu chưa phải là điều tệ nhất.

Được rồi, nãy giờ nói tới đâu? Quý vị lúc nào cũng nghĩ đến đồ ăn, làm gián đoạn cảm hứng của tôi. Hồi nãy nói gì? (Dạ vé. Vé của chúng ta rẻ.) Vé. Đúng, đúng, đúng rồi. Đến đây thì rẻ. Thức ăn (thuần chay) miễn phí. Ai muốn trả thì trả. Trả tiền hay không cũng không sao, không ai nhìn ngó. Năm Đài tệ, 10 Đài tệ, bao nhiêu cũng được. Tùy quý vị. Và quang cảnh thì tuyệt vời. Quý vị có thể treo võng, thư giãn trong bóng râm, v.v. Phong cảnh quá đẹp. Và quý vị còn có thể nghe tôi hát mà không mất thêm đồng nào. Bây giờ tôi đang hát và sáng tác nhiều ca khúc khác nhau. Cho nên, cũng rất… rất đáng giá. (Dạ đáng giá.) Cái gì? (Dạ đáng đồng tiền.) Rất đáng giá. Thành ra có khi quý vị có được mọi thứ một cách dễ dàng, thì quý vị không biết trân quý.

Giống như ở Trung Quốc đại lục, Âu Lạc (Việt Nam), hay là Nga, những nơi tôi không thể đi tới. Nga thì có lẽ tôi có thể tới được, nhưng tôi chưa nghĩ đến việc đi. Như ở những nơi đó… thật ra tôi có thể tới đó, nhưng tôi không được tự do đi lại. Ở những nước mà thiếu sự tự do đó, người ta rất trân quý tôi, giống như quý vị người Đài Loan (Formosa) hay một số người nào đó khác. Nơi đâu cũng vậy. Khi quý vị trở về Âu Lạc (Việt Nam), nếu họ biết quý vị là đệ tử của tôi, có thẻ Tâm Ấn hay gì đó để chứng minh [nhân dạng] và quý vị đã gặp tôi một lần – tôi không cần phải gặp quý vị – nếu quý vị gặp tôi một lần, mọi người sẽ lập tức tôn thờ quý vị. Vì họ không thể gặp tôi, nên tôn thờ “bản sao” cũng tốt.

Chuyện là vậy đó. Tôi sợ phải gửi người nào đó về Âu Lạc (Việt Nam) hoặc tới Trung Quốc đại lục. Giống như cô Đồng, lần trước cô ấy đi đâu đó, cả làng đều được Tâm Ấn: nam, nữ, [già], trẻ, người-thân-chó, người-thân-mèo, tất cả đều được. Khi cô ấy đến, cả làng đều bái lạy cô. Quý vị có thể tưởng tượng oai hùng cỡ nào? Đáng sợ. Cô ấy chạy trốn không kịp. Mà cô ấy cũng không muốn chạy. Tôi nghĩ vậy đó. Theo như cách cô ấy nói, thấy cô ấy xấu hổ khi nói như vậy, nhưng cô ấy lại vô tình thích. Đúng. Chuyện là vậy đó. Vì ở những nơi như thế rất khó khăn.

Photo Caption: Dấu Hiệu Rõ Ràng Là Mình Được Chào Đón"

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Video Mới Nhất
5:49
2024-12-22
2 Lượt Xem
35:22

Tin Đáng Chú Ý

2 Lượt Xem
2024-12-21
2 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android