Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Chúng Ta Phải Luôn Biết Ơn Những Gì Mình Có, Phần 6/12

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Hồi tôi ở đạo tràng bên Ấn Độ, không ai bảo tôi làm gì hết. Không ai làm, nên tôi làm. Tôi dọn sân, tôi tưới cây, tôi lau nhà, tôi lau chùi các bậc thềm. Tôi rửa hai, ba bồn đầy chén đĩa. Bởi vì ai cũng chạy theo thầy. Hoặc ngồi như Phật. Tôi làm việc vì không ai làm! Hai cái bồn lớn như thế này – họ làm bồn rửa bát lớn cho đại chúng – 2 bồn như thế này. Đầy, đầy tới tận… đầy ắp… Đầy chén đĩa. Họ ăn uống xong, rồi họ cứ thảy đại vào đó, rồi ai cũng chạy theo thầy. […]

Nếu người khác có thể dọn được 40 phòng một ngày – làm sạch sẽ tất cả, ý là thay khăn trải giường, đánh bóng nhà tắm, dọn nhà vệ sinh, mọi thứ như mới… Không phải như ở nhà mà lâu lâu mới dọn, một tuần tổng vệ sinh một lần. Không phải như thế. Khách sạn phải hoàn toàn sạch sẽ. Nhất là khách sạn hạng nhất. 4 sao hay 5 sao thì phải làm như vậy. Cho nên, không thể nói là ở đây không đủ người. Tôi đâu kỳ vọng họ dọn mỗi ngày 20 phòng, dĩ nhiên là không. Nhưng mỗi ngày hai, ba phòng thì tất cả các phòng sẽ luôn luôn hoàn hảo. Và mỗi lần đồng tu đến, luôn luôn có sẵn phòng.

Tôi nói: “Như thế này, nếu họ đến đây để ở, họ sẽ bị bệnh mất. Quý vị có muốn đến ở trong một căn phòng hôi hám như thế không?” Phòng còn hôi không? Nói thật đi. (Dạ không.) Có mùi gì không? (Dạ không.) Mùi mốc? Không hả? Tại sao quý vị không nói gì cả? Quý vị bao che cho họ à. Tôi đã bảo họ lau chùi, nhưng chưa có dịp kiểm tra lại. Nhưng tôi nghĩ họ làm tốt. (Dạ tốt hơn nhiều ạ.) Hả? (Tốt hơn nhiều ạ.) Tốt hơn nhiều hả? (Dạ.) Chỉ tốt hơn thôi sao? Ồ, trước đây cô có thấy, phải không? (Dạ.) Hồi nào? (Hình như là...) Tháng trước? (Dạ 2 tháng trước ạ.) Lúc đó tệ lắm ha? Cô vô [phòng], cô phải dọn ha? (Dạ không. Nghe mùi mốc thôi ạ. Có mùi.) Ờ, tôi biết. (Nó ẩm ướt.) Ờ, ờ, đúng rồi.

Bởi vì không mở cửa sổ và cửa ra vào này nọ khi thời tiết mát mẻ. Chúng ta có mọi thứ. Thậm chí có máy điều hòa, nếu mình mở máy điều hòa lên – mở lần lượt, cứ hai, ba phòng ở đây, hai, ba phòng ở kia khi nào cần – thì không đến nỗi hôi lắm. Hoặc là mở hết cửa sổ ra, lau chùi thật sạch thì sẽ không bị như thế. Hoặc thay khăn trải giường này kia. Bây giờ quý vị biết rồi. Tuần trước tôi trở lại đây. Tôi đã kiểm tra – ôi, mới một phòng thôi là biết được mọi phòng khác. Hai phòng, xem qua hai phòng là tôi biết rồi. Ngay cả văn phòng của tôi cũng hôi dễ sợ. Hôi giống như nhiều năm không ai lau chùi. Ờ, không thể tưởng tượng.

Cho nên nói quý vị hay, đừng nói rằng quý vị không có thời gian ngồi thiền. Nếu có thời gian, quý vị cũng không làm gì hết. Không thiền tốt cho lắm. Cũng ngủ như thế đó. Thật ra, vì quý vị ra ngoài làm việc, rồi về nhà, quý vị mới trân quý thời gian rảnh của mình hơn, và ngồi thiền tốt hơn. Biết trân quý hơn, mới háo hức ngồi thiền hơn. Những người có nhiều thời gian, họ không làm gì hết. Thậm chí thiền cũng không tốt. Thành ra đẳng cấp họ vẫn thấp. Thậm chí sự khẳng định cũng thấp, nói chi đến đẳng cấp thấp.

Một trong mấy thường trú đang ở đây; tôi không nói sau lưng họ. Tôi bảo: “Cô nói ‘không đủ người’ nghĩa là sao? Cô muốn tôi mang thêm bao nhiêu người tới đây nữa?” Có chắc là chỉ có 6 người thôi? Ít nhất là 8 người mà. Ý tôi là chúng ta có 8 người hay 10 người ở đây. Tôi nói: “Cô muốn tôi đưa thêm bao nhiêu người nữa vô khách sạn này?” Chúng ta chỉ có hơn 20 phòng dùng được thôi. Mà 10 người chiếm hết 10 phòng rồi, bởi vì không có ai ở đây, nên họ chiếm hết phòng. Vậy, nếu tôi đưa thêm người vô đây thì cả khách sạn này, cả Trung tâm này có đầy người dọn dẹp, người cắt cỏ, người hái ô-liu. Không còn phòng cho đồng tu nữa. Thì mục đích có nơi này để làm gì? Thế là mục đích thất bại, phải không? Chúng ta phải dọn dẹp các phòng, làm phòng trống cho đồng tu đến vui hưởng.

Rồi tôi kể họ nghe hồi tôi ở Ấn Độ, lúc còn gọi là đệ tử, ngày ngày tôi dọn dẹp ngoài sân, dọn phòng thiền, lau mấy bậc thềm lên phòng thiền. Mà tôi vui vẻ lau chùi, cảm thấy rất vinh dự. Bởi tôi nghĩ mình đang lau những bước chân của thánh nhân. Lúc đó tôi nghĩ như vậy. Vừa lau vừa ngân nga suốt lối đi. Sao lại có người than phiền rằng mình không có đủ thời gian để lau chùi, không có đủ người để dọn dẹp? Nếu tôi đưa thêm người vô đây thì quý vị đi đâu? Chỉ có người làm việc ở đây thôi sao? Tôi mua khách sạn chỉ cho người làm việc ở! Chưa nói tới mấy người làm Loving Hut, 6 người ở đó nữa, phải không? (Dạ.)

Vậy là bao nhiêu người ở đây rồi? Ít nhất 14 người rồi. Chúng ta chỉ có 20 phòng dùng được. Vậy chỉ còn lại 6 phòng cho quý vị! Cảm ơn nhiều lắm nha! Thế mà vẫn có mùi. Không, đó không phải là câu trả lời. Không, không phải. Cho nên nói quý vị hay, đừng nghĩ rằng, à được, làm thường trú thì không có gì làm. À, có việc làm chứ. Nhưng rồi tôi lại phải làm hết. Ai cũng tới nói: “Ôi, con thương Sư Phụ”. Vậy thôi. Rồi tôi làm hết mọi việc khác. Chỉ thương, thế thôi. Chắc gì quý vị đã thật sự thương tôi! Tôi bảo họ: “Vì nếu thương tôi thì quý vị phải làm gì để tôi hài lòng. Tôi chẳng thấy quý vị làm gì mà hài lòng tôi hết. Ngoại trừ những việc phải làm, hoặc tôi bảo quý vị làm. Những việc còn lại, quý vị không làm”.

Hồi tôi ở đạo tràng bên Ấn Độ, không ai bảo tôi làm gì hết. Không ai làm, nên tôi làm. Tôi dọn sân, tôi tưới cây, tôi lau nhà, tôi lau chùi các bậc thềm. Tôi rửa hai, ba bồn đầy chén đĩa. Bởi vì ai cũng chạy theo thầy. Hoặc ngồi như Phật. Tôi làm việc vì không ai làm! Hai cái bồn lớn như thế này – họ làm bồn rửa bát lớn cho đại chúng – 2 bồn như thế này. Đầy, đầy tới tận… đầy ắp… Đầy chén đĩa. Họ ăn uống xong, rồi họ cứ thảy đại vào đó, rồi ai cũng chạy theo thầy. Cho nên, sau khi làm việc trong văn phòng, giúp hồi âm thư từ, tôi vô nhà bếp rửa mấy chồng chén đĩa đó. Mà tôi rất vui vẻ vì có dịp để phục vụ. Cảm thấy rất, rất vui.

Nhưng đệ tử Ấn Độ thì không như vậy, nói quý vị hay. Hồi tôi ở Ấn Độ, dĩ nhiên tôi cũng như quý vị. Đôi khi đi từ nơi này sang nơi khác, tôi ở nhà của người bạn đồng môn. Ồ, ông ta vô cùng vui mừng. Ông nói: “Chao ôi, quả là một dịp để tôi phụng sự thầy qua Cô. Mời Cô vô nhà. Xin thứ lỗi nhà chúng tôi nhỏ bé, nhưng Cô cứ coi như nhà mình, tất cả đều là của Cô. Cho tôi biết cô muốn ở chỗ nào. Tất cả là của Cô hết”. Rồi họ nấu ăn cho tôi, họ dọn dẹp và còn muốn giặt quần áo cho tôi, lau giày cho tôi nữa. Ôi Trời ơi. Họ vô cùng sung sướng được cơ hội phục vụ thầy qua việc lau giày cho đệ tử của thầy. Ờ! Họ thánh thiện, nói quý vị hay. Tôi cũng có cảm nghĩ tương tự như vậy.

Bởi vì vị thầy đó có một người thư ký [ở] một đạo tràng. Bà ta rất là... Bà ta là người Đức. Xin lỗi nha. Tôi chỉ nói đàn ông Đức thôi, chứ không biết phụ nữ Đức đâu. Nhưng bà ta rất thương quý ông thầy. Ôi, bà ta rất là… Chao ôi, rất là chiếm hữu. Nhưng tôi cảm thấy, bởi vì bà ta phục vụ vị thầy này, nếu tôi phục vụ bà... Bởi vì bà ta cho rằng thầy là của bà, không ai được phục vụ thầy. Có khi tôi cảm thấy vị thầy phải nói nhiều, nên có lẽ giọng bị khàn. Vì thầy ra ngoài giảng pháp, rồi trở về nói chuyện với chúng tôi. Thành ra tôi làm ly nước chanh đường trong bếp, mang ra cho thầy. Thầy rất thích, nhưng bà ta nói: “Đừng bao giờ đưa nước cho thầy nữa”. Tôi hỏi: “Tại sao?” “Tại cô không biết thầy muốn gì!” Tôi nói: “Thầy thích mà, thầy uống hết rồi”. Là thế đó, ví dụ vậy. Rất, rất là chiếm hữu. Có lẽ nên xin phép bà ta trước, nhưng tôi đâu nghĩ tới. Tôi nói: “Thầy cũng là thầy tôi mà”. “Sao chỉ có bà mới phục vụ thầy, còn người khác thì không được?” Nhưng tôi không thường làm vậy, chỉ thỉnh thoảng thôi.

Hoặc có khi thầy đến ngồi mà họ không cho thầy chỗ ngồi đàng hoàng. Mấy người Đức, họ chiếm hết chỗ của thầy. Họ chuẩn bị như thế này, nhưng không ở trên như thế này, không rõ rệt như thế này. Chỉ để một chiếc ghế đệm nho nhỏ ở giữa phòng. Rồi một phụ nữ người Đức lên đó ngồi. Thành ra thầy không có chỗ, nên thầy ngồi đại trên chiếc ghế kiểu Ấn Độ. Ghế Ấn Độ như thế này: có cái khung… Xin lỗi, đúng là nhóm người Đức thứ thiệt. Không, vị thầy đó thu hút nhiều người Đức lắm. Thư ký cũng là người Đức. Cho nên họ rất là: “Cái gì cũng phải trật tự, và phải ngăn nắp”. Đâu đó đều phải có thứ tự, thượng hạng. Và rồi, ghế Ấn Độ như thế này: có một cái khung, khung gỗ, rồi giống như đan sợi dây dừa xung quanh. Như thế này, thế này, thấy không, như thế này. Cho nên, cái khung – khi tới gần… Cưng biết mà, ha? Gần cái cạnh thì cao, còn ở giữa hơi trũng xuống một chút.

Khi thầy ngồi lên thì thầy như thế này. Tôi thấy thương cho thầy quá. Nên tìm cách lấy cái... Đáng lẽ mình phải đuổi bà kia ra khỏi ghế. Nhưng tôi không quen ra quyền hành như bà thư ký người Đức đó. Lúc đó bà ta không có ở đó. Đây là lần duy nhất tôi tháp tùng vị thầy này. Thế nên, tôi lấy mấy cái đệm ở đâu đó đem đến để lên ghế cho thầy, cho thầy ngồi thoải mái một chút. Tôi làm vậy đó. Nhưng bình thường tôi đâu dám làm, bởi vì luôn là bà kia làm, chỉ có lúc đó là bà ta không có ở đó. Nên, tôi mới có cơ hội, nhưng tôi vẫn cảm thấy: “Ôi, mình có nên không?” “Có được không?” Quý vị biết không, mình quen là... không được… Nhưng sao tôi kể mấy chuyện này vậy? Hồi nãy nói gì? (Đệ tử Ấn Độ họ như thế nào.) À, đệ tử Ấn Độ như thế nào. Phải rồi!

Nhưng các đệ tử Ấn Độ không bao giờ ngồi ngang hàng với thầy. Quý vị có thể, nếu muốn. Có điều ở đây, tôi phải ngồi cao cho quý vị nhìn thấy, thế thôi. Trong các giới luật của nhà Phật dành cho các vị Bồ Tát và cũng cho người xuất gia nữa, là không ngủ hoặc ngồi trên giường cao, giường lớn. Dĩ nhiên, nếu họp mặt thế này mà ai cũng mang theo cái giường to tướng tới đây thì quý vị nghĩ sao? Người kế sẽ ngồi đâu? Đa số người Ấn Độ hồi đó đều nghèo mà, không có giường gì mấy nên họ ngồi dưới sàn nhà, ngủ dưới sàn nhà. Dù sao, khí hậu nóng nực – ngồi như thế mát mẻ hơn. Cho nên Đức Phật không cho những người xuất gia hay bất cứ ai được ngồi trên giường cao, nếu họ muốn đến bế quan. Nên điều đó trở thành truyền thống. Nhưng cũng có lý chứ hả?

Tại Đức Phật đi tới đâu, chỗ đó thế nào cũng đông người theo Ngài hoặc nhìn Ngài. Nếu ai cũng mang theo cái giường bự từ bên Đức, rất cao và to như vầy, thì không ai nhìn thấy Đức Phật nữa. Thành ra mới có giới luật đó. Không phải quý vị ngồi trên đó thì sẽ chết hay gì, không phải vậy. Còn nữa, một trong những giới luật cho người tại gia, nghĩa là những người muốn đến bế quan, để làm thánh nhân vài ngày, họ phải đem theo võng. Họ gọi đó như là giường dây, giường treo. Đó là võng ngày nay. Nhớ hồi xưa quý vị đi Miêu Lật (Đài Loan (Formosa)), không có mái che gì cả – không có nhiều, nhỏ xíu – nên ai cũng treo lơ lửng trên võng, kể cả tôi. Tuyệt ha. Tôi thích vậy lắm.

Bình thường tôi không thích nhà lớn. Cảm thấy lớn quá. Chắc tại tôi nhỏ con, không biết nữa. Cảm thấy chỗ nhỏ dễ chịu hơn, để tôi dễ tập trung hơn, và ấm áp hơn. Không cần phải có nhiều máy sưởi, hoặc không cần phải có nhiều thứ. Rất đơn giản. Lau nhà mấy giây là xong. Thật ra, không biết nữa. Ở trong hang động, tôi rất vui, nhưng nếu một căn nhà có nhiều lực lượng tâm linh, thì tôi cũng phải vào ở. Tôi không màng chỗ nào nữa hết. Nhưng tôi vẫn thích hang động hơn, nếu có thể. Tôi thích giường nhỏ hoặc giường thấp hơn. Thích thôi, chứ không phải tại giới luật xuất gia hay gì hết. Như thế cảm thấy mát hơn, thoải mái hơn.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (6/12)
1
2023-12-12
5356 Lượt Xem
2
2023-12-13
4045 Lượt Xem
3
2023-12-14
3816 Lượt Xem
4
2023-12-15
4083 Lượt Xem
5
2023-12-16
4066 Lượt Xem
6
2023-12-17
3505 Lượt Xem
7
2023-12-18
3556 Lượt Xem
8
2023-12-19
3519 Lượt Xem
9
2023-12-20
3236 Lượt Xem
10
2023-12-21
3040 Lượt Xem
11
2023-12-22
3052 Lượt Xem
12
2023-12-23
2845 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android