Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Thực Hành Trung Đạo, Phần 7/8

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Trong khi con thiền, nhất là khi thiền Âm Thanh [Thiên Đàng nội tại], con không có thể nghiệm tốt lắm. Tuy nhiên, đôi khi con ngủ quên, và trước khi thức dậy, con nghe Âm Thanh rất tuyệt. Tôi biết. Tôi biết. Bởi vì cô quá cố chấp trong khi thiền, cứ chờ đợi và tự làm phiền mình. Cô cứ tranh đấu, cho nên Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại) không thể đến được. Khi nó đến, cô ngăn nó lại. Khi cô thư giãn… Khi cô không thiền, đầu óc cô không phân tích nhiều vậy. Cô nói: “Bây giờ tôi không thiền”. Khi đó tinh thần cô không còn nôn nóng. Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại) đã chờ rất lâu ngoài cửa nên bây giờ nó muốn vào nhanh.

(Có một lần, con đến nhà đồng tu để ăn tối. Có một thầy Khí Công đang chuẩn bị để tu học với Sư Phụ. Ông đã chuyển sang ăn thuần chay, nhưng chưa đủ ngày để thọ Tâm Ấn. Rồi ông dùng huệ nhãn để nhìn chúng con. Ông nói rằng ông có duyên rất lớn với Sư Phụ. Ông nói ông thấy con rất sáng. Thế nhưng con không thấy Ánh Sáng của chính mình. Lòng con…) Người ngoài có thể nhìn rõ hơn quý vị. Bởi vì quý vị thì quá gần. Nếu quý vị không thể nhìn rõ chính mình thì cũng không sao. Có người nhìn thấy còn hơn không ai thấy. Đúng không? (Dạ đúng.) Đôi khi người ngoài nói thì sẽ thuyết phục hơn. Nếu Sư Phụ nói vậy, họ sẽ nói: “Người đó, Ngài muốn tôi tin Ngài, dĩ nhiên là Ngài nói như vậy”.

(Trong khi thiền, con thường bị tạp niệm rất nhiều.) Không sao. Đó là đầu óc của cô thôi. Chứ linh hồn cô không có tạp niệm. Hiểu chứ? (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Bởi vì những tạp niệm đó mà cô không thấy được Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại). Nhưng Ánh Sáng [vẫn] có đó. Nếu không, làm sao ai có thể nhìn thấy cô? Phải không?

Và những người đó nói với cô rằng cô rất sáng. Họ có nhận phong bì nào không? Không có, vậy ông ấy đâu cần phải nói thế. Đúng không? Vả lại ông ấy là người tu hành, ông sẽ không nói dối. Nói dối chẳng ích gì, ông ấy biết điều đó. Người có đức tin không dám nói dối. Nói dối như vậy sẽ đọa địa ngục, phải không? Cho nên, hãy tin những gì ông ấy nói. Đôi khi đầu óc gạt chúng ta, ngăn cản chúng ta nhìn thấy Chân Tánh của mình. Nhưng vì nó như thế mà mình cũng cảm thấy rất khát khao. Sư Phụ phải nhờ người khác thấy và nói cho quý vị nghe. Bằng không… Bằng không, còn có cách nào khác đâu? Giống như cô kia, cô ấy cũng đi tìm một số đạo sư nào đó khác để cô ấy có thể so sánh tôi với họ. Quý vị có thể so sánh với bất kỳ ai quý vị muốn. Tôi không sợ. Để rồi quý vị sẽ biết ai là ai. Quý vị càng so sánh, quý vị càng hiểu rõ hơn. Quý vị càng thấy, quý vị càng hiểu rõ hơn. Rồi. Người kế.

(Kính chào Sư Phụ. Con mới thọ Tâm Ấn vào ngày 3 tháng 3 năm nay. Đã thọ Tâm Ấn được hai tháng.) Quý vị đều có loại vấn đề này. Đừng kể là quý vị Tâm Ấn khi nào. Ai cần biết? (Hai tháng sau khi thọ Tâm Ấn – trong hai tháng nay, con chưa có thể nghiệm rõ ràng nào khi thiền Ánh Sáng hoặc Âm Thanh [Thiên Đàng nội tại]. Tuy nhiên, con cảm thấy là… Con cũng chưa thấy hóa thân của Sư Phụ. Nhưng con cảm thấy rằng Sư Phụ luôn luôn chăm sóc con. Thí dụ, lần này con có thể đến đây đều là nhờ sự giúp đỡ của Sư Phụ. Con ở đây, đúng là kỳ diệu, sau mọi tình huống là không thể nào. Như đổi thẻ, xin thị thực, trong vài phút… Con cảm thấy hầu như không thể, nhưng sau khi tới đó, chỉ trong vài phút là xong. Con đến đây vào mùng 6. Con cảm nhận được Sư Phụ đang trên đường tới đây. Con niệm Năm Hồng Danh suốt chuyến đi đến đây. Sau khi niệm một trong các Vị… Giống như có được sự tự tin nào đó. Con chỉ đột nhiên đi qua hải quan và rời khỏi quốc gia. Con cảm thấy rất hào hứng. Con nghĩ, mặc dù con không có nhiều thể nghiệm hữu hình, nhưng con vẫn vững tin vào Sư Phụ. Con nghĩ chỉ có vững… nghĩa là nếu mình có thể… Trong những trường hợp không có thể nghiệm, nếu mình vẫn có thể vững tin vào Sư Phụ, thì Sư Phụ sẽ chắc chắn giúp đỡ và chăm sóc mình, tới khi mình tiến bộ hơn nữa.) Chắc chắn rồi. (Đây là chút cảm nhận của con.) Thật sự là như thế.

(Con nghĩ rằng, đôi khi Sư Phụ… Mặc dù con không thấy gì cả, đôi khi hóa thân của Sư Phụ, qua Sư Phụ và những cách khác nhau, và đôi khi… con muốn hỏi câu hỏi, thì con thấy câu trả lời qua việc đọc sách, và đôi khi qua con gái của con. Con gái con vừa tròn chín tuổi. Cháu kể là Sư Phụ đã bảo con: “Con sẽ đậu” ra sao. Cháu luôn thấy được hóa thân của Sư Phụ, hoặc “Sư Phụ đang bảo mẹ” và [con] để cháu nói. Trước khi đến đây con hỏi: “Mẹ có thể đi được không?” Trong lòng con rất lo lắng, nên đã hỏi cháu: “Hãy giúp mẹ hỏi”. Cháu nói: “Khi mẹ đổi thẻ, mẹ phải niệm Năm Hồng Danh và nghĩ tới Sư Phụ, rồi mẹ có thể đi”. Cháu luôn nhìn thấy Sư Phụ. Và hơn một tháng sau khi thọ Tâm Ấn, một buổi tối, cháu chỉ… Sau đó, một anh đồng tu nói với con: “Hãy bảo con chị đừng tiết lộ [thể nghiệm] và chị cũng đừng hỏi về thể nghiệm của cháu”. Sau một đêm, con không hỏi cháu nữa. Sau này, sau khi xong xuôi… Trước khi Tâm Ấn, con luôn hỏi cháu. Con nói: “Con nghĩ khi nào mẹ có thể thọ Tâm Ấn?” Cháu nói: “Sư Phụ bảo mẹ là mẹ có thể thọ pháp vào tháng Ba”. Rồi quả nhiên là con được thọ Tâm Ấn vào tháng Ba. Sau đó, có một lần cháu nói rằng…) Cô đang sống phụ thuộc vào con mình hả? Người Đại Lục điển hình.

(Dạ không. Lúc đó con… Con không thấy được. Nhưng con cảm thấy như thể Sư Phụ cũng làm việc qua cháu… Sư Phụ bảo con …điều đó cho con lòng tự tin và sức mạnh. Có lần, cháu kể cho con nghe về bà ngoại của chồng con. Cháu nói: “Mẹ ơi, đừng cử động. Đừng nói chuyện với con”. Cháu nói rằng bà ngoại của chồng con đang đứng trên một hoa sen và đi lên trên. Ngồi hoặc đứng trên tòa sen. Con rất xúc động. Mặc dù không có những thể nghiệm đó, nhưng con rất vững tin vào Sư Phụ. Con nghĩ mình đã chọn con đường rất đúng.) Cô nghỉ ngơi một lát được không? Nghỉ một lát để người khác nói. Rồi lát nữa có lẽ nói nữa. (Vâng, con…) Hãy hít thở một chút. (Cảm ơn Sư Phụ.) Rồi. Người khác.

(Thưa Sư Phụ, con muốn hỏi một câu về cộng tu. Nhóm chúng con có khoảng chín người được chia thành hai ca. Ca đi làm việc văn phòng vào buổi sáng, thì thiền từ 4 giờ chiều đến 7 giờ tối, ca còn lại làm việc vào buổi chiều thì thiền đến 10 giờ tối. Sau đó, có một người mới gia nhập nhóm, một đồng tu đến từ thành phố khác. Vì cậu ấy mới 19 tuổi, cậu ấy không thường xuyên đến cộng tu. Do đó, khi cậu ấy đến cộng tu, những người khác cảm thấy đặc biệt khó chịu. Ngày hôm sau, con nói với cậu ấy: “Em có thể nào ở nhà tu hành thêm, học thêm giáo lý của Sư Phụ, rồi trở lại cộng tu, được không?” Nhưng các anh chị em đồng tu khác lại nói: “Này! Cô thật thiếu tình thương”. Anh ấy nói: “Cô nên để em ấy tham gia. Cô nên giúp em ấy”. Con nói: “Được”.

Ngày hôm sau con để cậu ấy đến. Sau khi cậu ấy đến, chúng con lại cảm thấy đặc biệt khó chịu. Sau đó con hỏi cậu ấy: “Sao hôm nay em vẫn như vậy?” Cậu ấy nói: “Sáng nay em đi đá bóng”. Cậu ấy thích đá bóng. “Vào ngày cộng tu, em không nên đá bóng vì em sẽ rất mệt”.) Cái gì? (Cậu ấy đi đá bóng.) (Đá bóng. Bóng đá.) Ồ! (Dạ đúng.) Chỉ để cho vui thôi, hay đó là… (Cậu ấy làm ca đêm. Vào buổi sáng… Ý con là, nếu trước khi cộng tu, em có thể… Em nên…) Cô nên khuyên cậu ấy nghỉ ngơi thêm. (Dạ. Nhưng sau đó cậu ấy… con phát hiện cậu ấy hay đùa giỡn với các cô gái và trêu chọc họ. Sau này con phát hiện ra rằng thân, khẩu, ý của cậu ấy không thanh tịnh cho lắm. Kết quả là, con lại đuổi cậu ấy ra ngoài. Rồi, họ cũng hỏi làm vầy có phải là thiếu tình thương hay không.)

Đừng đuổi cậu ấy mà. Bảo cậu ấy ngồi phía sau là được rồi, ngồi xa những người khác một chút. (Ngồi xa một chút ạ? Dạ.) Nếu quý vị cảm thấy rất khó chịu, thì đợi một thời gian, cậu ấy sẽ trở nên tốt hơn, rồi quý vị cũng cùng nhau tốt hơn. (Dạ. Con lo rằng sau này những vấn đề tương tự lại xảy ra. Bởi vì sau này có thể…) Có một số người mới mà. Một số người mới là như vậy đó. (Nhưng cậu ấy đã thọ Tâm Ấn được khoảng hai năm.) Hai năm. Có lẽ cậu ấy tu hành chưa tốt lắm. Nếu quý vị để cậu ấy tu ở nhà, cậu ấy sẽ càng tệ hơn. (Dạ.) Ít ra cậu ấy cũng đến cộng tu. Được không? (Dạ được. Dạ. Cảm ơn Sư Phụ.) Hãy nhẫn nại một chút. Hãy khuyên nhủ cậu ấy thêm và nói chuyện với cậu ấy. Hãy bảo cậu ấy tập trung hơn, dành năng lượng để cộng tu, trước khi cộng tu phải tập trung hơn, và giữ thân, khẩu, ý thanh tịnh. Trêu chọc các cô gái là chuyện rất bình thường. Hay cô muốn cậu ấy là đồng tính nam hay sao? Cậu ấy còn trẻ nên dĩ nhiên muốn nói chuyện với các cô gái. Cậu ấy muốn tìm bạn gái. Đó là chuyện rất bình thường. Nếu cậu ấy không làm vậy mới lạ đó. Nhất định có vấn đề. Được rồi. Quý vị đừng quản cậu ấy quá. Càng chú ý đến cậu ấy, quý vị sẽ càng cảm thấy khó chịu. Chúng ta nên chú ý chính mình. Được chứ? Nếu cảm thấy không thoải mái khi ngồi cạnh cậu ấy thì ngồi chỗ khác.

(Kính chào Sư Phụ. Ba năm trước, con tình cờ nghe mấy bài hát của Sư Phụ tại nhà một chị đồng tu, và con rất cảm động. Hai năm sau, con thọ Tâm Ấn. Trước khi Tâm Ấn, con cũng có hiện tượng ù tai. Bây giờ lúc không thiền Âm Thanh [Thiên Đàng nội tại] hoặc thiền Ánh Sáng [Thiên Đàng nội tại], con vẫn nghe được Âm Thanh. Không biết con có vấn đề gì không.) Không, không có vấn đề gì. Không sao cả. Cô muốn nghe thì nghe. Không muốn nghe thì đừng để ý đến nó. Tôi đang nói tới âm thanh đến từ phía bên trái. (Dạ nó từ phía bên trái của con.) Nếu cô thường nghe từ khắp nơi thì đó là điều bình thường. Không sao. (Dạ. Cảm ơn Sư Phụ.) Không có chi. Một số người nghe âm thanh rất lớn từ tai trái. Nó quấy nhiễu họ nên họ không thể… Họ không thể lờ nó đi. Nếu có thể lờ nó đi hoặc kéo sức chú ý sang tai phải hoặc kéo lên đỉnh đầu, thì không sao. Hoặc, nếu nghe Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại) khắp cả đầu, thì cũng không sao. Đó là bình thường.

(Thưa Sư Phụ, đôi khi chúng con làm điều gì đó, hoặc khi một ý nghĩ xuất hiện, nó có thể nảy sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau, vậy làm sao con có thể biết được ý nghĩ của con hoặc việc con làm phát sinh từ ngã chấp của con hay là từ phía tốt hơn của Chân Tánh của con? Con cảm thấy đôi khi con không phân biệt được rõ.) Không sao. Cứ kệ nó. Cô muốn làm gì thì cứ làm thôi, ngoại trừ đừng làm hại người khác hoặc làm hại chính mình, thì không sao. (Nhưng…) Hãy thử xem. (Nhưng nếu không phân biệt được và không có cách nào để thật sự hiểu được tại sao con làm vậy, đôi khi con cảm thấy rằng như thế sẽ làm ngã chấp của con lớn hơn hoặc cản trở sự tiến bộ tâm linh.) Cứ kệ nó! Nếu làm mà thấy vui vẻ thì cũng tốt. Tại sao lần nào cũng phải làm gì đó lớn lao? (Dạ. Cảm ơn Sư Phụ.) Hãy thư giãn. Chúng ta không điều khiển Vũ Trụ giùm Thượng Đế. Hiểu không?

(Kính chào Sư Phụ. Trong khi con thiền, nhất là khi thiền Âm Thanh [Thiên Đàng nội tại], con không có thể nghiệm tốt lắm. Tuy nhiên, đôi khi con ngủ quên, và trước khi thức dậy, con nghe Âm Thanh rất tuyệt. Có khi là âm thanh của giọng nữ cao, có khi là tiếng đàn hạc. Âm nhạc rất tuyệt. Con không biết có phải đó là ma quỷ khảo con, bảo con nằm xuống đừng ngồi dậy thiền, hay là thể nghiệm thật?) Brazil. Cô còn trẻ vậy, ma quỷ làm sao có thể khảo cô? Nó dùng tiếng đàn hạc khảo cô để làm gì? Nếu nó muốn khảo cô, nó sẽ dùng búa, chứ không phải dùng đàn hạc. (Nhưng trong khi con ngồi thiền…) Thì không nghe thấy. (Con hiếm khi nghe âm thanh này.)

Tôi biết. Tôi biết. Bởi vì cô quá cố chấp trong khi thiền, cứ chờ đợi và tự làm phiền mình. Cô cứ tranh đấu, cho nên Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại) không thể đến được. Khi nó đến, cô ngăn nó lại. Khi cô thư giãn… Khi cô không thiền, đầu óc cô không phân tích nhiều vậy. Cô nói: “Bây giờ tôi không thiền”. Khi đó tinh thần cô không còn nôn nóng. Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại) đã chờ rất lâu ngoài cửa nên bây giờ nó muốn vào nhanh. Cô cứ lắng nghe và chào đón nó. Nhé? (Dạ. Cảm ơn Sư Phụ.) Không có chi.

Sao cô còn trẻ quá vậy? Con cái khỏe không? (Dạ các cháu đều khoẻ.) Còn chồng cô thì sao? (Dạ Sư Phụ chăm sóc anh ấy rất tốt.) Chồng cô khoẻ không? Được rồi.

(Kính chào Sư Phụ. Con thọ Ấn tháng Giêng năm nay. Trong ba tháng ăn thuần chay, con đã có được rất nhiều thể nghiệm. Cả thể nghiệm bên ngoài lẫn thể nghiệm bên trong đều tuyệt vời.) Chúc mừng! (Xin cảm ơn Sư Phụ. Trước đây tháng nào con cũng bị cảm lạnh, và là khách thường xuyên đến bệnh viện. Mọi người đều biết con. Khi chưa thọ Tâm Ấn, con bị sốt và phải đi truyền dịch tĩnh mạch [IV]. Rồi trong quá trình ăn thuần chay, con đã trở nên khỏe mạnh. Làm sao con biết con đã trở nên khỏe mạnh? Tháng đó con cũng còn cảm thấy khó chịu. Con nói: “Lẽ ra mình phải bị sốt. Mà sao mình không bị?”) Cô muốn bị sốt nữa sao? Cô có thể. (Con kiểm tra trong cổ họng thì thấy có 2 đốm mủ nghĩa là đã có áp xe ở amiđan rồi, nhưng con không bị sốt. Con đã rất xúc động đến rơi lệ. Từ đó về sau con không còn bị sốt nữa. Xin cảm ơn Sư Phụ.) Tốt. Không có chi. (Con có câu hỏi khác.) Đừng nhắc đến nó. Đừng nhắc. Nó sẽ đến nữa đó.

(Một câu khác ạ, thưa Sư Phụ. Trước đây con học Trung Công [dựa trên Khí Công] vì sức khỏe kém. Lúc đó khi con học Trung Công, lồng ngực con cảm thấy như bị tắc nghẽn. Khi con thiền, ngực con cảm thấy như bị tắc nghẽn. Bây giờ thì đỡ hơn nhiều rồi nhưng vẫn chưa ổn. Đôi khi nó luôn luôn… Trong lúc cộng tu thì không sao, nhưng khi con thiền một mình, thì bị nghẽn, thưa Sư Phụ.) Thì hãy cố gắng hết sức vượt qua. (Dạ. Cảm ơn Sư Phụ.) Hãy cố gắng thiền nhiều hơn. Nhiều hơn. Mỗi lần thiền thêm một chút. Nhé? (Dạ. Cảm ơn Sư Phụ.) Tới khi nó thực sự đả thông. Thói quen. Đó là thói quen.

(Kính chào Sư Phụ. Con đã thọ Tâm Ấn được tám tháng. Trước và sau khi thọ Tâm Ấn, con đều có thể nghiệm tốt. Xin cảm ơn Sư Phụ. Một điều nữa là, trước khi con đi bế quan, chồng con nhờ con gửi lời hỏi thăm Sư Phụ. Anh ấy nói rằng anh ấy rất nhớ Sư Phụ.) Cũng cho tôi gửi lời hỏi thăm anh ấy. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Gửi lời hỏi thăm anh ấy giùm tôi. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Được không? Ánh sáng có ổn không? Cái này không cần thì có thể đem đi. Tối quá. (Dạ.)

(Kính chào Sư Phụ. Cảm ơn Ngài, …) Cô ở đâu? (Dạ ở đây ạ. Xin cảm ơn Sư Phụ đã chăm sóc cho con bao năm qua. Từ khi thọ Tâm Ấn, con cảm thấy mọi thứ đều thay đổi. Đời sống của con trở nên tốt hơn, các mối quan hệ gia đình cũng được cải thiện, và tình trạng tài chính của con cũng khá hơn rất nhiều. Và khoảng… hai năm trước, con bị ung thư ngực. Con biết điều đó sau khi thọ Tâm Ấn, cho nên con không để ý đến nó. Sau này, hai năm đó… Ba năm sau, con đi giải phẫu vì nó đã phát triển lớn hơn, nó vỡ ra và bắt đầu chảy mủ. Rồi bệnh viện nói cần phải giải phẫu. Nó đã lan rộng. Trong tình trạng đó, con được giải phẫu. Sau ca phẫu thuật, bác sĩ nói rằng con vẫn phải làm hóa trị. Vì con thấy tác dụng của hóa trị không tốt nên con đã chọn tin vào Sư Phụ và không dùng hóa trị. Sau nửa năm, con đi tái khám, và tất cả chỉ số đều bình thường. Tất cả họ đều rất ngạc nhiên. Con cũng không dùng thuốc. Không dùng gì cả, con cũng không làm gì cả...) Cô gan quá. (Dạ bởi vì… con…) Cô [cũng] thật tinh nghịch. (Ban đầu, con nhất quyết không đến bệnh viện để phẫu thuật. Sau đó con nghe băng thu âm của Sư Phụ. Sư Phụ nói: “Quyết tâm bên trong của quý vị vẫn chưa đủ. Khi quý vị bị bệnh thì phải đi bệnh viện”. Ngay lập tức con đã quyết định. Con nói: “Mình phải đi. Quyết tâm bên trong của mình vẫn chưa đủ”. Đó là tại sao con đi giải phẫu. Bây giờ con đã hoàn toàn bình phục.)

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (7/8)
1
2023-11-01
4560 Lượt Xem
2
2023-11-02
3770 Lượt Xem
3
2023-11-03
3346 Lượt Xem
4
2023-11-04
2907 Lượt Xem
5
2023-11-05
3116 Lượt Xem
6
2023-11-06
3074 Lượt Xem
7
2023-11-07
2846 Lượt Xem
8
2023-11-08
2882 Lượt Xem
Xem thêm
Video Mới Nhất
38:04

Tin Đáng Chú Ý

106 Lượt Xem
2024-12-20
106 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android