Ngày chúng tôi nướng thức ăn [thuần chay] ngoài trời, nhặt củi khô; củi khô trong rừng, rẻ lắm, chẳng tốn đồng nào, nên không vấn đề gì. Rồi chúng tôi ca hát, diễn kịch. Chúng tôi không có son phấn, nên họ bôi than lên, bôi lọ nồi, vẽ đủ thứ lên mặt. Và họ kết lá, hoa dại làm vương miện, hoặc làm mấy đồ sân khấu, đóng trò gì đó. Chúng tôi cười quá chừng! Thời gian đó rất dễ thương.
Quý vị biết truyện công chúa Lọ Lem, phải không? (Dạ biết.) Mười hai giờ là phải đi. Hóa trang tuột ra hết, mascara bôi mi biến mất, son phấn phai mờ, quả bí hiện ra. Quả bí của tôi đang hiện ra! Vậy, “Điều kỳ diệu về độ pH”, có phải là sách về trường chay không? Phải không? Hay là có cá trong đó? Khoai tây rán? (Dạ không.) Cá? (Cũng gần như thuần chay.) Thuần chay? Được. (Bởi vì chính ông ta nhấn mạnh, “có thể ăn cá mỗi tháng một lần” hoặc gì đó, bởi vì phẩm chất nào đó của cá.) Loại người đó, loại thỏa hiệp, thấy không? Ồ, thật rác rến. Tôi không cần thứ đó. [Ăn] cá mỗi tháng một lần. Chú cá đó sẽ nói gì với quý vị nếu ăn chú mỗi tháng một lần? Trời ơi! Thấy đó, tôi không thích loại người này. Có phải quý vị thế này hoặc thế đó? [Ráng] làm hài lòng mọi người. Thôi, được rồi. Không cần [sách đó], cưng à. Hãy nghỉ ngơi. Tất cả quý vị. Rồi. Lúc nãy chúng ta nói gì?
À, lều. Thuở ban đầu, quý vị biết rồi, tôi có một chiếc xe hơi, [giá] khoảng 3.000 mấy hoặc 1.000, gần như là biếu không. Bởi vì xe đó nằm trong nhà xe lâu quá, không ai mua. Nó rỉ sét, nên họ cho mình, gần như là biếu không. Xe đó hay dở chứng lắm. Mỗi lần không muốn chạy là nó dừng lại, không cần nói năng chi cả. Đẩy cách mấy nó cũng đứng đó, nói: “Mệt rồi!” Nên cũng như là không có xe vậy, chỉ có một chiếc xe nhỏ, như xe van, mà dồn hết vào, rồi bốn người – một lều. Bởi vậy tôi mới nói, chúng tôi sống cạnh bờ sông, không sợ chết vì đã có bạn đồng hành.
Tôi kể rồi, nếu như chết một mình thì mới lo, nhưng đa số khi người ta chết, họ không muốn chết bởi vì họ cô đơn. Khi ra đi, họ đi một mình, phải không? Khi chết, họ chết một mình, nên họ rất sợ. Nhưng nếu có ba người nữa với mình trong một lều… Cũng như trong đời này, nếu có bạn bè, quý vị không sợ. Vì nếu nước sông dâng lên thì chúng tôi sẽ bị cuốn đi hết. Thật sự là vậy!
Bởi vì nước sông khó đoán, nên nếu muốn cắm trại ở chỗ nào, dù là giữa mùa hè, cũng phải cẩn thận nhé. Bởi vì hồi đó tôi còn trẻ, không biết sợ là gì, cảm thấy vô địch, tôi kể quý vị rồi. Hồi đó chúng tôi ai cũng còn trẻ. Những người trẻ tuổi đi theo tôi, cũng cỡ tuổi tôi lúc đó. Lúc đó chúng tôi trẻ trung, vui vẻ. Mỗi ngày chẳng làm gì nhiều. Thỉnh thoảng tôi đi ra thuyết pháp. Chúng tôi không có nhà cửa. Đôi khi cũng có, nhưng vẫn thích cắm trại. Thuở ban sơ chúng tôi không có nhà, nên bốn người – một lều. Bây giờ nghĩ lại thực sự thấy mình can đảm quá. Tội nghiệp mấy nam, nữ xuất gia theo tôi; lỡ nước sông dâng lên thì chúng tôi sẽ bị cuốn đi ngay! Vì nhiều khi trời mưa trên núi đàng xa bên kia, trên đầu nguồn, nước sông chảy xuống như thác lũ về phía chúng tôi. Nhưng may là chúng tôi không chết, nên giờ tôi mới còn ngồi đây.
Mỗi ngày chúng tôi nướng thức ăn [thuần chay] ngoài trời, nhặt củi khô; củi khô trong rừng, rẻ lắm, chẳng tốn đồng nào, nên không vấn đề gì. Rồi chúng tôi ca hát, diễn kịch. Chúng tôi không có son phấn, nên họ bôi than lên, bôi lọ nồi, vẽ đủ thứ lên mặt. Và họ kết lá, hoa dại làm vương miện, hoặc làm mấy đồ sân khấu, đóng trò gì đó. Chúng tôi cười quá chừng! Thời gian đó rất dễ thương. Sao tôi lại nói mấy chuyện này? Hồi nãy nói gì? (Dạ sống chung với nhau.) Sống chung với nhau? À, phải.
Tôi có kể rồi… Thuở ban sơ tôi không có đất đai, không nhà không cửa. [Rồi] chúng tôi mướn một căn nhà, người ta vui vẻ cho mướn ngay, sau này mới biết lý do: đó là căn nhà ma! (Ồ!) Rất nhiều ma, không ai dám vô đó. Cỏ đã mọc trong phòng khách, mọc khắp nơi, chúng tôi dọn hết cỏ. Cỏ cao, loại giống như trúc, vừa cao vừa cứng, thân giống như mía, như tre vậy, mọc khắp nơi trong nhà, chúng tôi dọn hết. Chúng tôi dọn cả đường, vì đường đi cũng không có! Cỏ mọc um tùm trên đường! Nên chúng tôi dọn hết, vì hồi đó không có tiền nhiều. Nhà thuê đó rất rẻ. Chúng tôi đâu biết, sau này mới có người nói: “Họ trả tiền cho người ta vô đó, mà cũng không ai dám vô”. Họ mướn người giữ nhà, nhưng không ai muốn vì ma đã “giữ” nhà đó rồi. Cho nên người ta sợ lắm. Bảy năm không ai sống ở đó, cỏ mọc khắp nơi. Chúng tôi vô ở: “Ồ, không đến nỗi nào!” Tôi nói rồi, lúc đó tôi còn trẻ, [cảm thấy mình] vô địch.
Thời gian đó, tôi cũng chưa ra [giảng] cho đại chúng gì cả. Lúc đó có khoảng 20, 30 người theo tôi đi đây đi đó. Có khi chúng tôi phải mặc chung quần áo. Đồ của tôi, họ sẽ đưa cho mấy nam xuất gia, nhưng mọi người vui lắm. Rồi khi có căn nhà đó, chúng tôi dọn dẹp, trồng rau. Mảnh đất nhỏ xíu mà cũng trồng rau, chúng tôi ăn, còn một số đem bán. Cũng đủ để sống đơn giản. Nhà đó sạch sẽ đẹp đẽ rồi có rau và đủ thứ, thì họ bán đi. Chủ nhà bán mà không cho chúng tôi biết! Thế là chúng tôi lại không có nhà.
Thì thôi, chúng tôi dọn ra, đi chỗ này chỗ nọ, và về sau tôi có một mảnh đất nhỏ ở Dương Minh Sơn. Nhưng đó là công viên quốc gia, muốn cắm trại cũng không được, không được phép. Nhưng sau này, người ta cắm được. Bây giờ họ được cắm! Họ cắm trại ở chân núi. Tôi nói rồi, chỗ nào tôi tới trước, thì có người tới, thế là mình phải khăn gói ra đi. Tôi làm đẹp đẽ, sạch sẽ, rồi sau đó cũng phải đi. Chúng tôi đâu biết, tôi tưởng chúng tôi chỉ cắm trại thôi, không có làm gì thì không thể sai. Vậy mà cảnh sát cũng tới này nọ, quá phiền phức, thế là chúng tôi phải đi. Đi nơi nào đó, nên chúng tôi không có đất đai chi cả. Có đất, nhưng hồi đó không ở được. Bây giờ ở được, nên họ dựng lều ở đó. Họ còn làm cái chòi nhỏ cho tôi nữa.
Sau đó chúng tôi đi tới dòng sông. Chúng tôi dọn về hướng nam đến một dòng sông miễn phí. Cắm trại bên bờ sông, có sẵn nước sông, chúng tôi lọc nước rồi dùng. Nấu nướng đơn giản, ngày nào cũng nướng thức ăn thuần chay. Tối đến thì lượm củi rồi cắm trại, có gì nấu nấy. Ngay cả ngày Tết này nọ, cũng có bấy nhiêu thôi, nhưng rất vui, vui lắm. Hồi nãy nói gì nữa? Nói gì? (Dạ, chỗ ở...) Ở đâu hả? (Dạ, ở chỗ nào.) (Cho Ngài.) Cho tôi? À, lý do là vậy. Chúng tôi cắm trại chỗ nào đó bên bờ sông. Nhưng cảnh sát có nói gì không, bất cứ nơi nào? Có thể.
Ở Đài Loan (Formosa) đơn giản hơn vì chỗ chúng tôi tới, cảnh sát cũng chẳng muốn vô, vì phải trèo núi, lội sông, núi, sông, đi bộ. Ở đó không lái xe được. Ngay cả ngựa cũng không qua được. Có khi nước sông dâng lên cao lắm, chúng tôi phải đi chung với nhau bằng dây thừng. Rồi dùng dây thừng băng qua sông với nhau, giữ sợi dây thừng bắc qua bên kia sông ở đó, khi nào chúng tôi muốn băng qua thì nắm sợi dây đó mà đi. Có khi nước sông dâng cao tới cổ tôi. Nước chảy xiết – không biết sao tôi sống sót! Tôi nhỏ con như vậy, mà dòng nước chảy rất mạnh! Mình không nhìn thấy đường vì nước cuồn cuộn chảy, không thấy rõ. Trời ơi, thật là vô địch! Mấy người trẻ là như vậy, không sợ gì cả! Không biết gì cả! Không vũ trang, không nguy hiểm. Không có gì nguy hiểm với mình cả! Thậm chí không biết nguy hiểm là cái gì. Lúc đó, nhiều người cũng trẻ tuổi, họ thấy vui, chẳng lo chi cả.
Thỉnh thoảng chúng tôi đi hái rau xung quanh đó, rồi nấu lên ăn, hoặc ăn sống. Có khi chúng tôi ra ngoài mua rau – mua đầy một xe lớn, hoặc mướn xe vận tải nào đó, rồi mang về đầy một xe. Chúng tôi ăn một thời gian, khi nào hết, chúng tôi đi ra ngoài nữa. Nhìn cảnh đó mới biết, ôi Trời ơi! Có lẽ trong mấy cuốn băng cũ vẫn còn. Giống như vầy: dòng sông như vầy, núi hai bên như vầy, nam nữ xuất gia từ trong núi đi ra, đi xuống, nguyên một hàng, ta-ta, ta-ta-ta, ta-ta… ta-ta, ta-ta, ta-ta, ta… Thấy từng người, cả một hàng dài, mang đồ, như kiến vậy. kiến khi chúng đi. Giống vậy đó. Nhưng nhìn rất đẹp, vì họ phải đi bộ mang đồ. Trên núi và dòng sông đó không có gì dùng được, vì đường núi hẹp lắm, chỉ đủ cho một người leo lên, leo xuống, rồi qua sông, nhiều khi phải để lương thực trên bè cho khỏi ướt, hoặc cho đỡ mang nặng. Có chỗ làm như vậy được, có chỗ không.
Tôi cũng có một chiếc lều, cũng có một phòng khách. Phòng khách là gì? Là một chiếc bè làm bằng gỗ khô trên rừng, thả giữa dòng sông. Phải, thế thôi! Khúc sông đó không chảy mạnh lắm, nó kẹt ở giữa mấy tảng đá, nên chiếc bè nằm nguyên chỗ. Thành ra, có khi thấy chán không muốn cắm trại hè nữa, thì tôi ra đó, cách vài thước thôi, tiện lắm, thả chân xuống nước, thật mát! Vì mùa hè ở đó cũng nóng, và chúng tôi cứ vui đùa với nhau như vậy. Nếu thấy nóng thì xuống sông tắm. Khi nào quần áo dơ thì giặt, phơi trên đá, chỉ nửa tiếng – khô! Giống như tiệm giặt tốt nhất ở Luân Đôn. Rất đơn giản. Nước sông lúc nào cũng chảy, nên sạch lắm. Chúng tôi ở đầu núi, chỗ nguồn nước, nên thấy như không có ai sống trên đó. Ít nhất cũng một thời gian lâu, chúng tôi không thấy ai. Không thấy thì không biết!
Chúng tôi dùng vải lọc nước, vì không có gì khác. Dùng vải lọc nước cũng đủ sạch rồi. Sau đó đun sôi thật lâu, như vậy cũng đủ an toàn. Ít ra hồi đó tôi cũng còn trẻ, cảm thấy vô địch, nhưng nhờ Đức Phật mà tôi biết vệ sinh căn bản. Một trong những giới luật của người xuất gia Phật giáo là phải lọc nước. Hồi đó Đức Phật đã biết rồi. Ngài nhìn vào nước, Ngài nói: “Có tám vạn bốn ngàn vi trùng trong ly của các con”. Cho nên các vị tỳ kheo thời đó, khoảng hai ngàn năm về trước, đã biết lọc nước trước khi uống rồi. Chúng tôi lọc nước, rồi đun sôi.
Thật tự do tự tại! Mặt Trời mọc, dậy cũng được, không dậy cũng được. Mặt Trời lặn, ngủ cũng được, không ngủ cũng được. Tùy mình! Không có ai kiểm soát, chúng tôi không biết giờ giấc là gì, cũng chẳng cần [phải biết]. Rồi chúng tôi chơi đàn măng-đô-lin, đàn si-ta, ai làm gì thì làm, thổi sáo, khẩu cầm, bất cứ gì. Làm đủ trò vớ vẩn, chơi phục kích, phục kích nhau, hù nhau, đủ thứ. Bôi đủ thứ than lên mặt, nên chúng tôi trông giống như chiến sĩ rừng xanh. Người nào cũng cháy đen thui! Ôi, ngày nào cũng ở ngoài nắng!
Đôi khi… Tôi đã kể rồi, khi Mặt Trời lặn thì đi ngủ cũng được, không đi ngủ cũng được. Nói thật đó, vì có người ban đêm không ngủ. Tôi không biết họ làm gì... Ban ngày họ ngồi trên đá, ngồi đó một hồi, rồi cái đầu cúi xuống từ từ... Rồi mấy người tiều phu, những người vô rừng đốn củi hay là gì đó, họ nói: “Trời ơi, tội nghiệp quá! Quý vị không có nhà, phải không? Thành ra không ngủ được. Coi kìa! Ai cũng mệt quá chừng! Ngủ cả ngày!” Có người thiền, ngồi đó hoặc nằm đó, mắt thì nhắm lại, cho nên ông tiều phu lo quá: “Trời ơi, mấy người sao vậy? Ai cũng mệt quá! Người nào cũng ngủ!” Lúc đó ban ngày mà. Nhưng không cảm thấy... Ôi, Trời ơi, tôi nghĩ đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhất đời tôi, từ trước tới nay. So với tất cả cao ốc, chánh điện rộng lớn, nhà cửa rộng rãi, to lớn hay bất cứ gì. Chưa bao giờ tôi thấy vui như vậy, nói thật quý vị hay. Lúc đó, chúng tôi chỉ cần ngày một hoặc hai bữa cơm, không cầu kỳ chi cả.